Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định pháp luật.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ thu thập những nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự, trong trường hợp cần thiết, phù hợp với yêu cầu của vụ án hoặc có yêu cầu của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để giám định hình sự.
Giám định hình sự là một vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự để đánh giá chứng cứ trong một vụ án hình sự, xác định rằng nguồn chứng cứ trong vụ án có phải là chứng cứ trong vụ án.
Cơ quan có thẩm quyền giám định bao gồm:
1. Cơ quan giám định công lập
Tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:
- Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
- Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
- Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:
- Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
- Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
- Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhấtý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:
- Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
- Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
- Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.
2. Các phòng đánh giá chứng cư tư được thành lập theo quy định pháp luật..
Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty Luật Hồng Thái về giám định tư pháp.
Mọi thông tin thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí 19006248.
Trân trọng cảm ơn!
Bài viết có liên quan: