Trong vụ án Trầm Bê, Phạm Công Danh đang xét xử có những nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cáo bệnh không đến theo lệnh triệu tập của tòa.
Kính hỏi luật sư, trong trường hợp này, Tòa án có biện pháp nào để xác minh lý do vắng của nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là xác đáng (lý do bệnh nặng hay việc gia đình ...)?
Trong trường hợp nào thì tòa sẽ áp dụng biện pháp áp giải nhân chứng, người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến tòa dù những người này có lý do chính đáng?
Trân trọng cảm ơn luật sư!
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật hình sự 2015
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
2. Nội dung tư vấn
- Về vấn đề liên quan đến lý do vắng mặt của người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Những lý do vắng mặt được coi là bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan được quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
"Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;"
Tuy nhiên, Sự có mặt của người làm chứng có bắt buộc hay không còn tùy thuộc vào nội dung đã khai báo và những vấn đề người làm chứng chứng kiến. Cụ thể, Điều 293 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
"1.Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải"
Sự vắng mặt của người tham gia tố tụng trong vụ án của Phạm Công Danh và Trầm bê có ảnh hưởng đến vụ án?
Một trong những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang được đánh giá không thể vắng mặt tại phiên Tòa xét xử trong vụ án này bao gồm: Ông Trần Bắc Hà, bà Hứa Thị Phấn, ông Đoàn Ánh Sáng. Số tiền các bị cáo gây thiệt hại lên tới 6.217 tỷ đồng, vì vậy có thể nhận thấy tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án. Vì vậy, việc vắng mặt của ông Trần Bắc Hà, bà Hứa Thị Phấn, ông Đoàn Ánh Sáng sẽ ảnh hưởng tới việc xét xử vụ án. HĐXX cần đưa ra quyết định thận trọng dựa trên đánh giá chính xác về sự cần thiết có mặt của những người liên quan đến việc xét xử vụ án. Quan điểm của Luật Hồng Thái cho rằng Vụ án Phạm Công Danh và Trầm Bê được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng. Trần Bắc Hà, Hứa Thị Phấn, Đoàn Ánh Sáng là những cá nhân có mặt trong suốt quá trình thực hiện hành vi phạm tội của Phạm Công Danh và Trầm Bê vì vậy, việc yêu cầu có mặt của 03 cá nhân nêu trên là hoàn toàn cần thiết.
Như vậy, tùy thuộc vào những tình tiết người làm chứng chứng kiến và sự cần thiết có mặt đối với những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tòa án có thể áp dụng quyết định hoãn phiên tòa, vẫn tiến hành xét xử và quyết định dẫn giải trong trường hợp cố ý vắng mặt không có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan và việc vắng mặt của người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
- Về vấn đề dẫn giải người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Đối với người làm chứng Tòa án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế dẫn giải theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Như vậy, nếu người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được triệu tập nhưng có lý do vắng mặt chính đáng (phải có xác minh) thì không bị áp dụng biện pháp cưỡng chế dẫn giải. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp áp giải có thể được áp dụng đối với những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án Phạm Công Danh và Trầm Bê.
Trên đây là phần tư vấn của Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp, mọi vướng mắc về phần tư vấn bạn vui lòng gọi đến số 19006248
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|