(Số lần đọc 3311)
Câu hỏi: Bố em nuôi 02 con cá sấu nước ngọt từ năm 2015 nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Ngày 25/8/2021 vừa qua, bố em bị lập biên bản vi phạm hành chính về việc nuôi nhốt trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Em cảm thấy rất lo lắng không biết liệu bố em sẽ bị xử phạt ra sao, mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp em, em xin chân thành cảm ơn!
I.
Căn cứ pháp lý - Bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; - Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020; - Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/ 2019
của Chính phủ quy định về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về
buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; -
Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày
25/4/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Lâm nghiệp. II. Nội dung tư vấn Công ty Luật TNHH Hồng
Thái và Đồng nghiệp xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Về thắc mắc của bạn, Luật sư
Đinh Nguyên – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Hồng Thái và Đồng nghiệp xin giải
đáp như sau: Đầu tiên, cá sấu nước
ngọt thuộc Bộ cá sấu, nằm trong Danh
mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB, ban hành kèm theo
Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ. Theo quy định tại khoản Điều 21 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP: “Điều 21. Vi phạm các quy định
về bảo vệ động vật rừng … 12.
Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có
tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp
khác. …” Căn cứ vào quy định trên, bố
bạn nuôi 02 con cá sấu trái phép thì có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng
đến 330.000.000 đồng. Theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020: “mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là
mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó;…”. Như
vậy, trường hợp này bố bạn bị phạt 315.000.000 đồng. Ngoài ra, bố bạn còn có
thể bị tịch thu tang
vật, dụng cụ, công cụ, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trên. Bên cạnh đó, theo quy định
tại điểm d khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017,
trường hợp nuôi nhốt trái phép cá sấu
nước ngọt, cá sấu nước lợ với số lượng từ 10 cá thể đến 15 cá thể thì có thể bị
phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến
05 năm. Cần có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền khi
nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang
dã nguy cấp (CITES), pháp luật Việt Nam cho phép nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
nhưng phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Hiện nay, thủ tục cấp phép sẽ do Cơ
quan thẩm
quyền quản lý CITES Việt Nam (sau đây gọi CITES Việt
Nam) tắt là cấp phép. Cá sấu nước ngọt thuộc Phụ lục I CITES, do vậy hồ sơ, thủ tục tiến hành
đăng ký nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Điều 17 Nghị định
06/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Bước 1: Đại diện
hợp pháp của chủ cơ sở gửi trực tiếp; qua bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện
tử một cửa quốc gia 01 bộ hồ sơ tới CITES Việt Nam, hồ sơ bao gồm: - Đề
nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP; - Bản
chính phương án nuôi theo Mẫu số 04, phương án trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định 06/2019/NĐ-CP. Bước 2: Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, CITES Việt Nam cấp mã số cho
cơ sở. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, CITES Việt Nam chủ trì, phối
hợp với CITES Việt Nam và các tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30
ngày. Trường hợp hồ sơ không hợp
lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, CITES Việt Nam
thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết; Bước 3: Đối với cơ sở nuôi,
trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Phụ lục I CITES phải đăng ký với Ban
Thư ký CITES, CITES Việt Nam hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc
gửi Ban Thư ký CITES, nhưng thời hạn cấp không quá 03 ngày làm việc kể từ khi
nhận được thông báo từ Ban Thư ký; Bước 4: Trong vòng 01 ngày
làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, CITES Việt Nam đăng tải mã số
đã cấp lên cổng thông tin điện tử của CITES Việt Nam.
Tư vấn pháp luật miễn phí 0976933335 Trên đây là những phân tích của chúng tôi. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0868218883 để được hỗ trợ nhanh nhất. hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
TAGs:#nuoinhotcasau
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|