Có nên bỏ án "Tử hình" hay không?
|
|
(Số lần đọc 2063)
Tử hình là hình phạt cao nhất dành cho các tội phạm. Thuộc các lĩnh vực liên quan đến vi phạm về an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng con người; các tội phạm về ma túy; tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác. Hãy thử nhìn nhận một cách khách quan để chúng ta xem có nên bỏ án "Tử hình" hay không?
I. Căn cứ pháp lý- Hiến pháp 2013- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017- Nghị định 43/2020/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 08/04/2020 quy định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độcII. Nội dung tư vấn1.Tử hình là gì?Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.2. Các tội có mức hình phạt cao nhất là tử hìnhCác tội về xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về ma túy, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, tội phạm về chức vụ, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.3. Đã có nhiều ý kiến về việc nên hay không nên bỏ tử hình với nhiều lý do như sau:Quyền con người, tính nhân đạo: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành cụ thể tại Hiến pháp 2013 thì quyền con người luôn được đặt lên hàng đầu. Hình phạt này có thể vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, mất đi tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì nó đã tước đoạt tính mạng của người bị kết án, không cho người đó có cơ hội được làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn lại hậu quả mà những người bị kết án đó gây ra, họ giết người, buôn ma túy,…. Những hành vi tước đoạt sinh mạng người vô tội, làm xã hội gia tăng tệ nạn của những con người bị kết án kia có được coi là Nhân đạo? Chúng ta không nói đến sự ngang bằng, vì pháp luật không phải đề ra với mục đích ‘trả thù” ngang bằng, nhưng chúng ta cần phải kế thừa quy luật nhân quả, cần phải loại bỏ mối nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội vì mục đích đấu tranh tội phạm là hướng tới làm trong sạch xã hội.Tốn chi phí: Hiện nay, Việt Nam thực hiện thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc được quy định rất cụ thể tại Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, thuốc được sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều gồm 03 loại thuốc này và dùng cho một người.Hiện tại không có văn bản quy định mức tiền mua thuốc độc phục vụ cho thi hành án tử hình cụ thể là bao nhiêu. Theo tôi được biết hiện nay thuốc độc phục vụ cho hoạt động này được mua ở nước ngoài nên kinh phí rất đắt đỏ. Tuy nhiên, 1 đại biểu Quốc hội đã từng cung cấp thông tin khó tưởng tượng, mỗi trường hợp bị án tử hình phải đưa từ các tỉnh thành xa tới nơi có nhà thi hành án để tiêm thuốc độc chi phí khoảng 200-300 triệu đồng…Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ vào tình hình thực tiễn để đầu tư xây dựng nhà thi hành án tử hình và phòng làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình tại Công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân khu để bảo đảm phục vụ công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.– Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;– Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;– Máy kiểm tra nhịp đập của tim;– Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;– Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.Hình ảnh minh họa
Oan sai: Trong những năm gần đây chúng ta đã đấy được một số vụ án oan sai và có người đã phải ngồi tù cả mười mấy năm. Những năm tháng ấy chẳng có thể bù lại được cho họ. Thật may mắn rằng đó là những người chỉ mới phải chịu án tù. Giả sử nếu họ bị án tử hình rồi sau cùng nhận thấy đó là oan sai thì ai chịu trách nhiệm được nữa. Tuy nhiên, với những thủ tục tiến hành tố tụng, từ quá trình thu thập tài liệu chứng cứ cho đến quá trình thi hành án được Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ, trên thực tế cho thấy chưa có một trường hợp nào chúng ta tước đoạt tính mạng người vô tội.Không giảm tội phạm: Theo thống kê Ở cả quốc gia duy trì án tử hình, tỷ lệ tội phạm về án tử hình ngày càng tăng mạnh và không có chiều hướng giảm. Có thể nêu ra ví dụ điển hình về nước láng giềng của chúng ta là: Trung Quốc vào năm 2009 dẫn đầu thế giới về số lượng án tử hình. Theo số liệu của tổ chức Hands Off Cain của Italia, trong năm 2009, tại Trung Quốc đã thi hành gần 5000 án tử hình. Đứng thứ hai là Iran, với 402 vụ. Tiếp tới là Iraq -75 vụ, tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Tại Mỹ, có 52 vụ tử hình được thi hành. Một dẫn chứng nữa cho thấy, không phải cứ có án tử hình thì tội phạm nghiêm trọng giảm, không có án tử hình thì tội phạm nghiêm trọng tăng. Ở Canada, nước bãi bỏ án tử hình từ năm 1976, kể từ đó đến nay, tỷ lệ tội giết người đã giảm 40%. Định hướng: Như chúng ta đã biết, mục đích của án tử hình là loại bỏ hành vi nguy hiểm cho xã hội bằng cách tước bỏ sự sống của chủ thể hành vi nguy hiểm. Tuy nhiên, để loại bỏ hành vi nguy hiểm không nhất thiết phải loại bỏ chủ thể của nó bởi vì hành vi nguy hiểm có thể được loại bỏ bằng nhiều cách khác như thay đổi ý thức của chủ thể, loại bỏ điều kiện thực hiện hành vi nguy hiểm, cách ly hoàn toàn chủ thể nguy hiểm khỏi cộng đồng v.v.Nếu cộng đồng nhận thấy hành vi nguy hiểm cần phải loại bỏ hoàn toàn khỏi cộng đồng thì có thể cách ly chủ thể nguy hiểm cho đến khi người đó chết. Như vậy, việc thay thế án tử hình bằng một chế tài khác là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Ví dụ nhiều nước ngày nay đã thay thế án tử hình bằng án chung thân không được khoan hồng, không được giảm án,Tại sao ở giai đoạn kinh tế, xã hội,… chưa phát triển như thời điểm hiện nay mà thời phong kiến đã làm được vậy còn hiện nay thì không? Ý nói vậy, không phải trong hiện tại chúng ta phải thay hình thức tử hình bằng hình thức lưu đày mà thay nó bằng án chung thân không được khoan hồng như một số nước đã làm chẳng hạn. Nếu làm được như vậy, thì tuyên án tử sai vẫn có cơ hội khắc phục được Tư vấn pháp luật miễn phí 0976933335 Trên đây là những phân tích của chúng tôi. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
TAGs:#tuhinh#cosnenboantuhgionhkhong
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|