Tội pham xuyên quốc gia và Tội phạm có yếu tố nước ngoài là hai loại tội phạm khác nhau rất dễ bị nhầm lẫn . Làm thế nào để phân biệt hai trường hợp này ?
I,Cơ
sở pháp lý :
Công ước palermo 2000
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
II,
Cơ sở pháp lý
-
Phạm vi không gian thực hiện tội phạm
Tội phạm xuyên quốc gia: có thể thực hiện nhiều lần
ở nhiều quốc gia hoặc một lần nhưng các giai đoạn phạm tội diễn ra ở các quốc
gia khác nhau.
Tội phạm có yếu tố nước ngoài: Được thực hiện
trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia
-
Tính chất, mức độ nguy hiểm.
Tội phạm xuyên quốc gia: Rất nguy hiểm vì khả năng
gây hậu quả trên phạm vị lớn hoặc hậu quả hàng loạt đe doạ đến an ninh của một
khu vực hoặc toàn thế giới.
Tội phạm có yêu tố nước ngoài: Nguy hiểm tuỳ thuộc
vào tội danh cụ thể mà tội phạm thực hiện.
-
Chủ thể thực hiện
Tội phạm xuyên quốc gia: Cá nhân hoặc tổ chức theo
cấu thành tội phạm cụ thể được quy định bởi pháp luật các quốc gia. Ngoài ra,
có thể liên quan đến các hoạt động phạm tội ở nhiều quốc gia.
Tội phạm có yếu tố nước ngoài : Có thể do cá nhân
hoặc tổ chức thực hiện, tuy nhiên, không liên quan đến các tổ chức tội phạm hoạt
động phạm tội ở nhiều quốc gia.