Kỳ thị người khuyết tật có thể bị xử phạt hình sự không?
1. Căn cứ pháp lý
- Luật người khuyết tật năm 2010
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung
năm 2017
- Nghị định 144/2013/NĐ-CP
2. Kỳ thị, xúc phạm người khuyết tật bị
xử phạt bao nhiêu?
Hành
vi kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường; hoặc thiếu tôn trọng người
khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
Phân
biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi; có thành kiến
hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
Theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật người khuyết tật năm 2010; quy định
nghiêm cấm hành vi: Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; xâm phạm thân thể,
nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
Căn
cứ điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về
bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như sau:
“Điều
9. Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;”
Như
vậy, hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật sẽ bị phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Thậm chí, tùy theo hành vi xúc phạm, kỳ thị
người vi phạm có thể bị xử phạt đến 10.000.000 đồng; theo quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“2.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
b) Xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khuyết
tật;”
3. Kỳ thị, xúc phạm người khuyết tật có
truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn
cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định
như sau:
“Điều
155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Theo
quy định trên, người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy
tín của người khuyết tật bị truy cứu trách nhiệm hình sự; tùy theo mức độ vi phạm
sẽ bị áp dụng các hình phạt như: phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đến
30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Hơn
nữa, người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng người khuyết tật thuộc một trong
các trường hợp sau; thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+
Phạm tội 02 lần trở lên;
+
Đối với 02 người trở lên;
+
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+
Đối với người đang thi hành công vụ;
+
Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
+
Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%
đến 60%.
Đặc
biệt, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; nếu hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng gây hậu quả:
+
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở
lên;
+
Làm nạn nhân tự sát.
Ngoài
ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung như: cấm đảm
nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tư vấn pháp luật miễn phí 0976933335
Trên đây là những phân tích của chúng tôi. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).