Phòng vệ chính đáng là một trong những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định trong luật hình sự làm cơ sở cho việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích của nhà nước, xã hội và của công dân.
Mục đích của phòng vệ chính đáng là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công. Chính do mục đích của phòng vệ chính đáng là bảo vệ lợi ích hợp pháp nên mặc dù người có hành vi phòng vệ gây nên thiệt hại nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Như vậy, để được coi là phòng vệ chính đáng thì hành vi phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Hành vi tấn công phải xâm hại đến lợi ích hợp pháp.
Lợi ích hợp pháp là những quyền của tổ chức, nhà nước và công dân được pháp luật quy định, như các quyền về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. về tài sản...
2. Hành vi tấn công của người phạm tội đối với người bị xâm hại lợi ích phải có thật không phải trong suy đoán tưởng tượng
ví dụ như trong trường hợp hành vi tấn công chưa xảy ra, người tấn công mới chỉ có hành vi chuẩn bị hoặc trong trường hợp hành vi tấn công đã kết thúc, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại mà đã có hành động chống trả thì hành vi đó không được coi là phòng vệ chính đáng.
3. Phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công.
Luật hình sự quy định hành vi phòng vệ phải gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công chứ không phải gây thiệt hại cho lợi ích của người khác.
4. Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng
Nếu hành vi của người phòng vệ tương xứng với hành vi tấn công thì hành vi của họ được coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng thì hành vi của họ được coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|