Đầu tiên, luật
Hồng Thái xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bài viết dưới đây sẽ
làm rõ vấn đề định nghĩa và quy định của pháp luật về vấn đề rửa tiền cũng như
hỗ trợ giải đáp trực tiếp thắc mắc về trường hợp cá nhân bạn.
I.
Căn cứ
pháp lý:
-
Luật Phòng, chống rửa tiền 2020.
-
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung
2017.( BLHS 2015 )
-
Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát
tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tổ chức, đơn vị.
-
Luật phòng chống tham nhũng 2018.
II.
Nội
dung:
Trả lời
câu hỏi: Thế nào là hành vi rửa tiền?
Theo Khoản 1 Điều
4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 định nghĩ “ Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp
pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có”. Đối tượng thực hiện hành rửa tiền là người đã sở hữu
tài sản do phạm tội mà có. VD: Tham nhũng, lừa đảo tài sản,...
Trong trường hợp của bạn việc
xác định nguồn gốc tài sản người thân của bạn có nhờ bạn đứng tên hộ (quyền sử
dụng đất + số tiền trong tài khoản ngân hàng) một thời gian rồi chuyển về cho
chủ sở hữu ban đầu có nguồn gốc như thế nào, có sở hữu một cách hợp pháp hay
không? Vì việc rửa tiền chỉ được cấu thành khi đối tượng là tài sản do phạm tội
mà có được chủ sở hữu dùng các cách thức, thủ thuật nhằm hợp pháp hóa. Việc bạn
nhận định tài sản bạn đã đứng tên hộ là do kê giá trị sản phẩm lên, sau
đó chiếm đoạt phần chênh lệch hoàn toàn đang là nhận định chủ quan của bạn, khi
khẳng định một vấn đề ta cần xem xét một cách khách quan và căn cứ vào bằng chứng,
điều tra.
Trường hợp người thân của bạn có nghĩa vụ kê khai
tài sản hằng năm, theo người đó chịu tác động trực tiếp của Luật phòng chống
tham nhũng 2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP. Bạn xem xét trực tiếp danh sách những
người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm có chức danh thuộc
danh sách đó không?
Đây là một căn cứ để bạn bảo vệ bản thân nếu có đe dọa nào đối với bạn.Bạn biết
được hành vi, mục đích của việc chuyển quyền sở hữu và đứng tên nên theo điểm
c, khoản 1 điều 44 Luật Phòng chống tham nhũng 2018, khi có tố cáo về việc kê
khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý thì hoàn toàn là
căn cứ để xác minh tài sản thu nhập của cá nhân.
Chế tài pháp luật quy định đối với tội rửa tiền:
Theo điều 324 BLHS 2015, người
nào có hành vi rửa tiền theo pháp luật quy định có thể chịu phạt đến 05 năm tù
giam và 15 năm đối với trường hợp
tăng nặng theo quy định của luật.
Hành vi chấp nhận đứng tên hộ tài
sản có được coi là đồng phạm của tội phạm rửa tiền hay không? Khi nào được đánh
giá là rửa tiền thành công?
Như đã trả
lời ở trên, để xác định có phải là đồng phạm trong một vụ việc hay không cần phải
chứng minh hành vi phạm tội đã có để phát sinh thêm tình tiết dồng phạm. Những
nhận định sau đây là đã giả định tội rửa tiền của người thân bạn đã được xác nhận
nhằm giúp bạn trả lời câu hỏi.
Đồng phạm là gì?
Theo điều
17 BLHS 2015 có định nghĩa đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố
ý thực hiện một tội phạm. Đồng phạm bao gồm 4 loại: Người thực hành, người xúi
giục, người tổ chức, người giúp sức.
Trong trường
hợp của bạn hoàn toàn nhận biết và có dự đoán, đắn đo trước về tính pháp lý của
hành vi nhưng vì lí do nghe lí do của người thân nên bạn vẫn thực hiện hành vi
đứng tên quyền sử dụng đất và tài khoản ngân hàng. Hành vi của bạn thể hiện đầy
đủ yếu tố “Lỗi” để đánh giá là đồng phạm với hình thức là người giúp sức “người tạo điều kiện tinh thần
hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.” Trong khi tâm lý của bạn
hoàn toàn bình thường và trong hoàn cảnh đó bạn hoàn toàn có thể thực hiện hành
vi khác mà không vi phạm pháp luật.
Khi nào coi là hoàn thành việc rửa
tiền?
Hành vi rửa
tiền được đánh giá là tội phạm hành hình thức nên ngay khi thực hiện hành vi đầu
tiên mục đích để rửa tiền thì tội phạm rửa tiền đã được cấu thành. VD: Chuyển
tài sản tham nhũng được cho “Công ty ma” dù chưa thực hiện việc nhận lại tiền hợp
pháp thì vẫn được đánh giá đấy là hành vi rửa tiền. Dù nhận định được như vậy,
nhưng việc xác định được mục đích, mong muốn trong hành vi của người phạm tội rất
phức tạp, cần nhiều minh chứng và nghiệp vụ cao để chứng minh. Đặc biệt, tội phạm
rửa tiền được đánh giá là nguy hiểm khi được quy định tại điểm d, khoản 2, điều
14 BLHS 2015 quy định tội phạm rửa tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngay
khi trong tinh trạng chuẩn bị phạm tội.
Xã hội càng
pháp triển, kinh tế càng tăng cao đi kèm với đó là sự phức tạp của tội phạm
kinh tế, ngày càng có nhiều hình thức, thủ đoạn phức tạp khiến một số người
chưa nắm rõ kiến thức pháp luật vô tình vi phạm vào. Tội phạm rửa tiền là một
điển hình khi việc xử lý tài sản người khác nhờ đứng tên, giữ hộ vô cùng nhạy cảm
và mang hiểm họa khôn lường.
Thái Phạm.
Hi vọng
rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện về vấn đề bạn
đang thắc mắc và liên quan. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để
cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc
mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0982.033.335 hoặc Email: luathongthai@gmail.com
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Địa chỉ
chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng
tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân
trọng cảm ơn!