I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015).
II. Nội dung:
Giống nhau:
- Khách thể của tội phạm “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cùng là quan hệ sở hữu tài sản, đói tượng của hai loại tội phạm này trực tiếp là tài sản. Hành vi khi thực hiện của hai loại tội phạm này cùng dẫn tới việc mất quyền sở hữu tài sản đối của chủ thế khác.
- Chủ thể của hai loại tội phạm đều là chủ thể thông thường, bất cứ chủ thể nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi hình sự.
Cả hai loại tội phạm đều là tội phạm với lỗi cố ý.
Khác nhau:
Về mặt chủ quan của hai loại tội phạm:
- Mặt ý thức chủ quan của tội phạm “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xuất hiện ý thức muốn chiếm đoạt tài sản sau khi sở hữu tài sản bằng một giao dịch hợp pháp. VD: Mượn xe nhưng sau khi đi xong không trả, ý định chiếm đoạt chiếc xe.
- Mặt ý thức chủ quan của tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xuất hiện ý thức chiếm đoạt tài sản ngay từ ban đầu sau đấy mới thực hiện các hành vi lừa đảo để thực hiện mong muốn chiếm đoạt theo ý thức lúc ban đầu. VD: Lừa đảo mượn xe xong không trả xe.
Đánh giá mặt chủ quan của tội phạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố để đánh giá. Xác định mong muốn của chủ thể từ ban đầu để đánh giá phân biệt hai loại tội phạm. VD: Cùng là hành vi chiếm đoạt chiếc xe mượn được, nhưng nếu ngay từ đầu đối tượng có mong muốn thực hiện chiếm đoạt chiếc xe và các lời nói hành động mượn chiếc xe chỉ do mục đích ý thức tác động thì đó là việc sử dụng “thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác” xác định là tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Mặt khách quan:
Hành vi khách quan của tội phạm “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hành vi khách quan của tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.

Giá trị tài sản bị chiếm đoạt:
Đối với tội phạm “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải ở mức 4.000.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000.000 đồng nhưng trước đấy đã bị xử phạt hành chính hoặc kết án về các tội khác theo quy định của luật.
Đối với tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” giá trị tài sản bị chiếm đoạt được quy định trên 2.000.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000.000 dồng nhưng vi phạm các quy định khác được quy định tại điều 174 BLHS 2015
Hai tội danh này rất dễ nhầm lẫn với nhau do có nhiều điểm tương đồng. Vì vậy, khi gặp vấn đề liên quan đến pháp lý, chúng tôi vẫn thường khuyên mọi người nên sử dụng dịch vụ pháp lý của cơ sở hành nghề để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Thái Phạm.

Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- -Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335