Trong cuộc sống, có những tình huống cấp bách buộc chúng ta phải phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, khi vượt quá giới hạn phòng vệ nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp sẽ bị coi là vượt quá phòng vệ chính đáng và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy vượt quá phòng vệ chính đáng là gì và phạm vi của chúng ra sao? Hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu trong khuân khổ của bài viết này.
I. Cơ sở
pháp lý
Điều 22 Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi 2017)
II. Nội
dung
1. Vượt quá
phòng vệ chính đáng
Theo quy định
tại khoản 2 điều 22 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017): Vượt quá phòng vệ
chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy
định của Bộ luật Hình sự.
Như đã
phân tích ở các bài viết trước đây, phòng vệ chính đáng cần phải tương xứng về
tính chất, mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan. Nếu
sự tương xứng này bị chệnh lệch cao hơn, tức là không có sự tương quan giữa
tính chất và mức độ thì sẽ bị coi là vượt quá phòng vệ chính đáng. Để xem xét
hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không thì
phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành
vi phòng vệ như:
+ Mức độ
thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ
gây ra (thiệt hại tính mạng, thiệt hại về sức khỏe);
+ Vũ khí,
phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng (vũ khí nguy hiểm như súng, dao
hay gậy gộc);
+ Nhân thân
của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…); Cường độ
của sự tấn công và của sự phòng vệ;
+ Hoàn cảnh
và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya);
+Tâm lý của
người phải phòng vệ: Họ có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác
phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp hay không, nhất là trong trường hợp
họ bị tấn công bất ngờ.
Khi
xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ
ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương
tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây
thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành
vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ.
2. Xử lý khi vượt
quá phòng vệ chính đáng
Người có hành vi phòng vệ
vượt quá giới hạn phải chịu trách nhiệm hình sự do lỗi vượt quá của mình.
Một số tội phạm do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
- Tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều
136 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
Người nào cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức
cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Ngoài ra tùy theo
tình tiết tăng nặng có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
- Tội giết người do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ
người phạm tội . (Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
Người nào giết người
trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt
quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Phạm tội đối với 02
người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Trên đây là toàn bộ
chia sẻ của Luật Hồng Thái về vấn đề phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ
chính đáng. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn đầy
đủ và toàn diện nhất về vấn đề trên.
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 -
0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|