I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015);
- Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.
II. Nội dung:
Theo quy định tại Điều 134 BLHS 2015, việc đánh giá tỉ lệ thương tật và các tình tiết tăng nặng của hành vi tội phạm sẽ là căn cứ để đánh giá mức độ và chế tài phù hợp cho chủ thể thực hiện hành vi:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…
e, Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Trong trường hợp đối tượng tại Đà Lạt, đối tượng đã có hành vi đánh đập dã man đứa trẻ 2 tháng tuổi dẫn đến các tình trạng nguy kịch cho đứa bé. Các yếu tố cấu thành của tội phạm “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” hoàn toàn đẩy đủ để đánh giá tội phạm khi: Đối tượng hoàn toàn chủ hành vi của mình và có năng lực trách nhiệm hình sự và thể hiện rõ ý chí muốn gây thương tích hoặc hậu quả cao hơn, hành vi tác động đánh đập bạo hành đến sức khỏe tính mạng của đứa bé Hiện tại phải dựa trên đánh giá của cơ sở y tế và cơ quan điều tra để có thể xét mức hình phạt phù hợp, cụ thể:
- tỷ lệ tổn thương cơ thể đứa trẻ từ 11% đến 30% thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm;
- tỷ lệ tổn thương cơ thể đứa trẻ từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm;
- tỷ lệ tổn thương cơ thể đứa trẻ từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Đối tượng có phải chịu hình phạt về tội giết người?
Trong vụ án trên, đối tượng đã thực hiện nhiều hành vi dã man như: Tát, đánh vào đầu, bụng, chân tay bé dẫn đến hậu quả cháu bé chấn thương sọ não, gãy chân tay,… Việc sử dụng các tác động mạnh tác động vào cơ thể của cháu bé 2 tháng tuổi và vào các bộ phận trọng yếu như đầu, bụng hoàn toàn có thể đánh giá ý chí của đối tượng muốn thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của cháu bé nên hoàn toàn có thể đánh giá tội trạng phù hợp với đối tượng là tội phạm “Giết người” theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015. Đặc biệt đối tượng còn sử dụng các hành vi được cho là man rợ khi: Bịt băng dính vào miệng cháu bé, lắc mạnh cháu bé, đánh tát cháu bé 2 tháng tuổi thì hoàn toàn có thể đánh giá theo điểm I, khoản 1, BLHS 2015 mức phạt có thể lên tới chung thân hoặc tử hình.
Song trong nội dung bị án có đề cập đến chi tiết chính đối tượng T thực hiện hành động đưa cháu bé đang trong tình trạng nguy kịch đến bệnh viện để khắc phục tình trạng của cháu bé. Hành động cố gắng đưa cháu bé đi cấp cứu có thể đánh giá theo điều 16 BLHS 2015 quy định về “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” có quy định:
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Vì vậy có thể đánh giá đối tượng T đã không có ai ngăn cản vẫn không thực hiện đến cùng hành vi phạm tội nên theo Điều 16 BLHS 2015 hành vi không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” nhưng các yếu tố của hành vi hoàn toàn có thể cấu thành tội “ Cố ý gây thương tích”. Hiện tại vẫn trong quá trình điều tra, cần có nhiều yếu tố hơn để có thể đánh giá chắc chắn tội phạm.
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335