I. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 25/2014/NĐ-CP;
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
II. Nội dung:
a) Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là gì?
Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP có định nghĩa:
“Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.”
Các hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự được pháp luật quy định là tội phạm bao gồm:
- Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
- Xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức
- Xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
- Xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.
Có thể định nghĩa Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi xâm phạm đến các quyền lợi liên quan mà pháp luật bảo vệ.
ảnh minh họa
b, Phân loại các tội phạm sử dụng công nghệ cao và các chế tài.
Bộ Luật Hình sự 2015 có để riêng một mục quy định các tội phạm sử dụng công nghệ cao (Từ điều 285 đến điều 294 BLHS 2015) bao gồm:
- Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;
- Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
- Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
- Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông;
- Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác;
- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản;
- Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng;
- Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông;
- Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh;
- Tội cố ý gây nhiễu có hại.
Căn cứ vào các tội phạm khác nhau sẽ có các chế tài quy định khác nhau, đặc biệt đối với các tội phạm quy định tại điều 286, 287, 289, 290 mức phạt cao nhất có thể là hình phạt tù 12 năm, như vậy cũng có thể đánh giá tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể đánh giá vào loại tội phạm rất nghiêm trọng (Theo điều 9 BLHS 2015).
Chủ thể thực hiện loại tội phạm này cũng là những chủ thể phải có kiến thức năng lực trong lĩnh vực công nghệ hoặc có khả năng tiếp xúc, sử dụng, sở hữu đối với các công nghệ khoa học. Hiện tại việc xác định điều tra về tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng rất phức tạp vì đây là một môi trường hoàn toàn mới, người thực hiện thường ẩn danh tính,… nên đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra. Việc đào tạo về nghiệp vụ công nghệ cao trong các cơ quan chuyên trách là hoàn toàn cấp thiết để thực hiện ngăn chặn đối tượng tội phạm này.
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335