I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
- Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015.
II. Nội dung:
1. Sự kiện bất ngờ (Điều 20 Bộ Luật Hình sự 2015)
Sự kiện bất ngờ là việc người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.
Hậu quả của hành vi mang tính khách quan, người thực hiện không thể lường trước được hành vi của mình sẽ gây hậu quả nguy hại cho xã hội. Do vậy việc không truy cứu trách nhiệm hình sự là hành động “chia sẻ rủi ro” của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi đó.
VD: Khóa cửa kho lạnh khi không biết người ở bên trong dẫn đến hậu quả chết người.
2. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 Bộ Luật Hình sự 2015)
Pháp luật hình sự không quy định cụ thể thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và các trường hợp trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Nó được hiểu là khả năng nhận thức về hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội.
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự khi:
- Đang mắc bệnh tâm thần
- Đang mắc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
Lưu ý: Những người mất khả năng nhận thức tạm thời như sử dụng rượu bia, chất kích thích vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra theo quy định tại Điều 13. Bởi trước đó họ vẫn có năng lực trách nhiệm hình sự, phải lường trước được hậu quả của việc sử dụng bia rượu, chất kích thích.
3. Phòng vệ chính đáng (Điều 22 Bộ Luật Hình sự 2015)
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Đây là trường hợp được loại trừ trách nhiệm đã được quy định từ trước, không chỉ được loại trừ trách nhiệm hình sự mà còn được loại trừ trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, phòng vệ chính đáng chỉ thực hiện hành vi chống trả để ngăn cản, phòng ngừa, ở mức độ phù hợp với tính chất, độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm. Nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
VD: Bị người khác tấn công, phán kháng bằng cách đẩy người tấn công ra người kia ngã chết nhưng cố tình chống trả như đấm vào đầu hoặc đẩy người tấn công vào chỗ nguy hiểm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Tình thế cấp thiết (Điều 23 Bộ Luật Hình sự 2015)
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Trong trường hợp thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây là trường hợp bất khả kháng, chấp nhận thiệt hại nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn hơn.
VD: Cứu hỏa phải đập tường nhà người khác để dẫn nước hoặc xe chữa cháy thực hiện nghiệp vụ.
5. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24 Bộ Luật Hình sự 2015)
Trong khi bắt giữ người phạm tội, vì hành vi cũng như thủ đoạn của người phạm tội vượt quá khả năng bắt giữ của người thực hiện nhiệm vụ, không còn cách nào khác buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
6. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25 Bộ Luật Hình sự 2015)
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Đây là quy định mang tính nhân văn cao, bởi rủi ro là điều không ai mong muốn. Hơn nữa nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Song người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
7. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26 Bộ Luật Hình sự 2015)
Trong khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, khi đang thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên, nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo nhưng vẫn buộc phải chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi đó, người ra mệnh lệnh mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
VD: Vân chuyển hộ cấp trên trong đấy có ma túy.
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335