Bắt giữ người trái phép là một hành vi vi phạm pháp luật Hình sự Việt Nam. Nó tác đông vào quyền được tự do đi lại của công dân. Trong bài viết Luật Hồng Thái sẽ làm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Tội này được quy định tại Điều 157 BLHS 2015 như sau:
"1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
2. Dấu hiệu xác định tội phạm
- Khách thể: Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Khách quan: Điều luật quy định ba tội với ba hành vi sau đây:
+ Tội bắt người trái pháp luật.
+ Tội bắt giữ người trái pháp luật.
+ Tội giam người trái pháp luật.
Các hành vi đều là các hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác nhưng khác nhau ở hình thức thể hiện. Tính trái pháp luật nói trong điều luật này là không đúng về thẩm quyền, không có căn cứ, không theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định trong việc bắt, giữ hoặc giam người.
Tuy nhiên, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật rất đa dạng và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng ở mức khác nhau nên chỉ xử lý về hình sự đối với các hành vi sau đây:
+ Người không có thẩm quyền mà bắt giữ hoặc giam người ( Trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã).
+ Người có thẩm quyền nhưng lại bắt giữ hoặc giam người không có căn cứ pháp luật.
Cùng với các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì tùy từng trường hợp có thể xử lý thêm về các tội khác nếu có như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự) hay tội dùng nhục hình ( Điều 298 Bộ luật hình sự). Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện những hành vi khách quan nêu trên.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc nhưng thực tế, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vì động cơ xấu thường bị xử nặng. Nếu việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là vì lợi ích chung thì chỉ bị xử lý hành chính. Trường hợp vì nghiệp vụ non kém mà bắt, giữ hoặc giam người không đúng pháp luật thì cũng không cấu thành tội này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều này.
Mức hình phạt chung của ba tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1)
Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
– Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối vôi một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Có tổ chức.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Hành vi này được hiểu là người có chức vụ, quyền hạn trong việc bắt, giữ hoặc giam người đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.
+ Đối với người thi hành công vụ: Người thi hành công vụ là những người đang thực hiện các nhiệm vụ, công vụ của Nhà nước, (người này có thể là cán bộ, công chức Nhà nưóc hoặc được hợp đồng để làm một sô” công vụ của Nhà nước).
+ Phạm tội nhiều lần: Được hiểu là hành vi phạm tội này từ hai lần trở lên, mỗi lần phạm tội đều có đủ dấu hiệu cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và trong các lần phạm tội .đó chưa lần nào bị truy cứu trường hợp hình sự và cũng chưa hết thòi hiệu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Đối với nhiều người: Được hiểu là việc thực hiện hành vi phạm tội đối vối từ hai người bị hại trở lên.
– Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tù từ ba năm đến mưòi năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.
– Hình phạt bổ sung (khoản 4)
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như nêu trên, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335