Bắt giữ người là một biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật hình sự. Vậy có được bắt giữ người vào ban đêm hay không? Đây là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Hãy cùng Luật Hồng Thái giải đáp thắc mắc trên trong bài viết này.
I. Căn cứ
pháp lý
Điều
109, 110, 111, 112, 113, 502 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
II.
Nội dung
1. Bắt
giữ người theo quy định của pháp luật
Bắt giữ
là một biện pháp ngăn chặn được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Việc bắt
giữ người được thực hiện trong các trường hợp sau: bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị
can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Biện
pháp này nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ,
ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
2. Khi
nào được tiến hành bắt giữ người
Có 05
trường hợp được tiến hành bắt giữ người (khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình
sự 2015):
- Thứ
nhất, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, chỉ khi thuộc 01 trong các
trường hợp sau:
+ Có đủ
căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng.
+ Người
cùng thực hiện tội phạm, bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính
mắt thấy và xác nhận đúng người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn
việc người đó trốn.
+ Có dấu
vết của tội phạm ở người, tại chỗ ở, nơi làm việc, trên phương tiện của người bị
nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu
hủy chứng cứ.
- Thứ
hai, bắt người phạm tội quả tang, khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
cho phép bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan chức năng
gần nhất đối với:
+ Người
đang thực hiện tội phạm.
+ Ngay
sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
- Thứ
ba, bắt người đang bị truy nã, đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người
nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm
sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. (quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Tố
tụng Hình sự 2015)
- Thứ
tư, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật
Tố tụng Hình sự 2015:
+ Khi
tiến hành bắt người tại nơi cư trú phải có đại diện chính quyền địa phương và
người khác chứng kiến.
+ Khi
tiến hành bắt người tại nơi làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức
chứng kiến.
+ Khi
tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền
địa phương nơi tiến hành bắt người.
- Thứ
năm, bắt người bị yêu cầu dẫn độ, đối với người bị xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc
bị dẫn độ chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn khi có đủ các điều kiện tại khoản 2
Điều 502 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
+ Tòa
án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc quyết định dẫn độ đã có hiệu lực.
+ Có
căn cứ cho rằng người bị yêu cầu bỏ trốn hoặc gây cản trở việc xem xét yêu cầu
dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.
3. Có được bắt
người vào ban đêm không?
Không
được phép bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người
đang bị truy nã (khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
Pháp
luật quy định để tiến hành bắt giữ người phạm tội cần phải thực hiện khi có đầy
đủ chứng cứ và phải có sự chứng kiến của cơ quan chức năng hay người xung
quanh. Do đó, việc bắt giữ người vào ban đêm không thể đảm bảo được tính minh bạch
và công khai trước dân chúng. Hơn nữa, ban đêm là thời gian mọi người dân đều
nghỉ ngơi, nên việc bắt giữ người lúc này là không hợp lý, sẽ gây xáo trộn, gây
mất trật tự công cộng và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
4. Các trường hợp
được bắt người vào ban đêm
Theo
quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: chỉ được phép bắt
người vào ban đêm trong 02 trường hợp là phạm tội quả tang và bắt người đang bị
truy nã.
Trường
hợp khi bắt người phạm tội quả tang hay bắt người đang bị truy nã được phép diễn
ra vào ban đêm bởi lẽ nó đòi hỏi phải thực hiện nhanh chóng, chính xác để tránh người phạm tội thực hiện trốn thoát và phi tang các chứng cứ. Đặc biệt với người phạm tội đang bị truy nã, đây là những đối tượng vô cùng nguy hiểm và phức tạp, nên khi
có đầy đủ chứng cứ phạm tội thì việc bắt giữ ngay người đang bị truy nã không để
thời điểm ngày hay đêm.
Trên đây là toàn bộ những ý kiến tư
vấn của luật sư về thắc mắc của bạn. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi chia
sẻ sẽ hữu ích trong việc giải quyết những vướng mắc của bạn.
Hải Ngân
Nếu
còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các
Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
qua Tổng đài tư vấn
pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Bạn cũng có thể
tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực
tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự
qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất
đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến
qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn
Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ
tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn
Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực
tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính
trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!