I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
- Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP.
II. Nội dung:
Theo Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP có định nghĩa hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy như sau:
“Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.
Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.
Chủ thể thực hiện hành vi của tội phạm nguy hiểm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện (theo điều 12 BLHS 2015) và chủ thể phải thực hiện hành vi được đánh giá là lỗi cố ý trực tiếp khi xác định được thứ mình vận chuyển là chất ma túy bị cấm vận chuyển nhưng vẫn vận chuyển (không cần xác định mục đích vận chuyển là gì- khi xác định thì coi là hình thức tăng nặng).
Xác định mặt khách quan của tội phạm “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành động di chuyển ma túy bằng nhiều hình thức từ địa điểm này sang địa điểm khác mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất. Việc vận chuyển có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, pháp luật quy định là mọi hình thức vận chuyển chất ma túy trái phép đều xác định là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi khách quan tác động trực tiếp đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy và phòng chống ma túy.
Khi có đủ các yếu tố cấu tạo nên tội phạm trên sẽ bị Pháp luật quy định là tội phạm “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, trường hợp được nhận định là “cầm nhầm” chất ma túy khi đó phải đánh giá về mặt chủ quan và yếu tố chủ thể của hành vi xem có được coi là thỏa mãn các yếu tố nêu trên không.
- Mặt chủ thể: Chủ thể thực hiện hành vi của tội phạm theo điều 12 BLHS 2015 phải là người trên 16 tuổi và có nhận thức hoàn toàn về hành vi của mình là vi phạm pháp luật và gây nguy hại cho xã hội và trật tự quản lý Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã hoặc đang thực hiện.
- Mặt chủ quan: Khi thực hiện hành vi được xem là phạm tội của mình chủ thể hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là vi phạm, nhận diện được thứ mình đang vận chuyển là ma túy nhưng vẫn cố tình vận chuyển thực hiện tới cùng hành vi của mình.
Khi đủ các yếu tố trên thì tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” mới cấu thành, nếu trường hợp được coi là “mang nhầm” thì lúc đó cần đánh giá yếu tố chủ quan xem có phù hợp với mặt chủ quan của tội phạm không? Trong trường hợp không phù hợp như: cầm nhầm, cầm hộ, chở thuê,…. mà không biết trong đó là chất ma túy thì hoàn toàn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thái Phạm
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335