Trong xã hội hiện nay, hình ảnh những cụ già đã lớn tuổi phải đi ăn xin, đi bán vé số mưu sinh vì không được con cái chăm lo, hay cảnh những cụ già con cái giàu sang nhưng xem cha mẹ là gánh nặng nên phải vào viện dưỡng lão không còn là xa lạ trong thời buổi hiện nay. Tệ hơn, con cái đánh đập, chửi bới, chì chiết cha mẹ cũng diễn ra hàng ngày. Những người con này đã vi pạm giá trị đạo đức là điều không cần bàn cãi. Vậy chế tài xử phạt là gì?

I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung
2017.
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
II. Nội dung:
Theo Luật hôn nhân
và gia đình; Luật Hình sự đã quy định rõ: Hành vi “ngược đãi” là
việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với
người thân (xỉ vả, mắng chửi, cố tình bỏ đói, mặc rách, mặc dù có điều kiện hoặc
làm cho người bị hại đau đớn về tinh thần...); còn “hành hạ” là
hành vi đối xử tàn ác (đánh đập, giam hãm…) làm cho người bị hại đau đớn về thể
xác và tinh thần hoặc gây tổn hại về sức khoẻ.
Chính vì pháp luật hiện
hành đã quy định rất rõ về những hành vi bất hiếu của con, cháu, do đó, căn cứ
vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, người nào có hành vi ngược đãi,
hành hạ ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
1. Xử phạt hành chính
Tại mục 4 tại Nghị
định số 167/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực
ra đình quy định rất cụ thể và chi tiết các hình thức phạt, mức phạt tiền cũng
như các hình phạt bổ xung, biện pháp khắc phục hậu quả dành cho từng hành vi vi
phạm. Ví dụ:
Điều 47, Nghị định số
167/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng
đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia
đình. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi: Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho
thành viên gia đình; không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường
hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời
gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp
nạn nhân từ chối.
Theo Điều 50, Nghị định
số 167/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây: Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: Bắt nhịn
ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có
thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Xử lý hình sự
Ngoài hình thức xử phạt
hành chính như trên, tùy từng trường hợp, nếu hành vi của người có hành vi hành
hạ, ngược đãi bố mẹ ông bà có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì có thể bị
xử phạt theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, việc
con cái bất hiếu với cha mẹ có thể bị xử phạt tù. Cụ thể:
Điều 185 quy định về “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình”:
1. Người nào đối xử tồi
tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc
người có công nuôi dưỡng mình thuộc
một trong những trường hợp sau đây, thì
bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho
nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16
tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết
tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
“Người nào có nghĩa vụ cấp
dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp
dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ
cấp dưỡng, làm cho người được cấp
dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các
hành vi quy định tại Điều này mà còn
vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, con cái mà có
hành vi bất hiếu với cha mẹ thì vào mức độ hành vi, nhẹ là cảnh cáo, phạt tiền;
nặng có thể bị phạt đến 05 năm tù giam.
Chế tài là như thế, nhưng mong rằng các cơ quan chức
năng sẽ xử phạt thật nghiêm minh để các ba, mẹ khi tuổi đã xế chiều rồi sẽ được
sống cuộc sống tốt đẹp hơn. Mà quan trọng nhất chính là con cái chúng ta.

Trên đây
là câu trả lời của chúng tôi cho thắc mắc của bạn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì
liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để
được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38
Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo
thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư
vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
Thái