Trong xã hội hiện đại, vai trò của người thực hành đóng một phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Vậy trong Luật hình sự Việt Nam có mấy dạng người thực hành và mỗi dạng có những đặc điểm nhận dạng nào. Hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
1.
Khái niệm người thực hành:
Khi người đó thực hiện
hành vi được mô tả trong cấu thành của tội phạm thì đó chính là người thực hành
và cơ sở pháp lý của Trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm. Do đó, Khoản 3
Điều 17 BLHS định nghĩa: “Người thực
hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”. Có thể nói, người thực hành là
nhân vật trung tâm và đóng vai trò quan trọng trong vụ án đồng phạm.
2.
Các dạng người thực hành:
Người thực hành có thể tự
mình thực hiện hành vi phạm tội hoặc cùng có thể thực hiện hành vi đó thông qua
hành vi của người khác mà người này không phải chịu Trách nhiệm hình sự vì nhiều
lý do khác nhau. Chính vì vậy, người thực hành được chia thành 2 dạng:
2.1. Người
thực hành dạng 1:
- Trong vụ đồng phạm,
người thực hành và các đồng phạm khác phải có cùng mục đích và đều thực hiện với
lỗi cố ý. Đây chính là dấu hiệu về mặt chủ quan.
- Trường hợp người
thực hành ở dạng thứ nhất là trường hợp trực tiếp thực hiện tội phạm thông thường
theo quy định của Bộ luật hình sự. Người phạm tội trong trường hợp này không hoặc
có thể sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội kể cả cơ thể người khác hoặc con vật
như là công cụ. Cụ thể, ở trường hợp này, người thực hành ở dạng thứ nhất đã:
+ Trực tiếp
thực hiện hành vi mô tả trong CTTP
+ Thực hiện một
phần hoặc toàn bộ hành vi, bao gồm các trường hợp:
Thứ nhất, mỗi người tham
gia vào vụ đồng phạm đều thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong cấu thành
tội phạm hay nói cách khác hành vi của mỗi người trong đồng phạm đều thỏa
mãn các hành vi khách quan.
Thứ hai, tội phạm
có thể do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây
ra. Trong vụ đồng phạm có thể có nhiều người cùng tự mình thực hiện hành vi được
mô tả trong cấu thành tội phạm và họ được gọi là người đồng thực hành. Ở đây
không đòi hỏi mỗi người đồng thực hành phải thực hiện đầy đủ hành vi mô tả
trong cấu thành tội phạm mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi đó
nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu của cấu
thành tội phạm của tội đó.
- Đối với những tội mà dấu
hiệu chủ thể là chủ thể đặc biệt thì đòi hỏi người thực hành chỉ có thể là những
người có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt đó. Nếu không có dấu hiệu của chủ
thể đặc biệt, họ có thể đóng vai trò là đồng phạm của tội đó hoặc có thể phạm tội
khác.
2.2.
Người thực hành dạng 2:
- So với người thực
hành ở dạng thứ nhất, người thực hành ở dạng thứ hai có điểm khác là ở hành vi.
Người thực hành dạng thứ hai không tự mình thực hiện hành vi mô tả trong cấu
thành tội phạm mà chỉ có hành động cố ý tác động người khác để người này thực
hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Trường hợp này không có đồng phạm và
trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với người đã có hành vi thông qua sự tác
động tới người khác để phạm tội. Việc người đã thực hiện hành vi được mô tả
trong CTTP không phải chịu Trách nhiệm hình sự có thể vì một trong các lý do
sau:
+ Họ là người không có
năng lực Trách nhiệm hình sự (chưa đủ tuổi chịu Trách nhiệm hình sự theo Điều
12 BLHS hoặc trong tình trạng không có năng lực Trách nhiệm hình sự theo Điều
21 BLHS)
Ví dụ: A và B (18 tuổi)
xúi C (9 tuổi) đi bỏ thuốc độc cho D uống để trả thù. Trong trường hợp này, A
và B là người thực hành ở dạng thứ hai tội giết người. C là người bị tác động
chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS nên C không có năng lực
trách nhiệm hình sự. Chính vì thế, C không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với
A và B
Hoặc trường hợp A xúi B
là người mắc bệnh tâm thần để đâm bác sĩ là người mà A rất ghét. Hành vi của B
được thực hiện trong tình trạng mắc bệnh tâm thần. Trường hợp này B cũng không
phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với A
+ Họ không có lỗi hoặc chỉ
có lỗi vô ý do sai lầm
Ví dụ: A muốn giết
C. A đưa B một khẩu súng nhưng nói với B đây là súng không có đạn và xúi B bắn
thử vào C. B tưởng súng không có đạn thật nên đã nhắm và bắn C dẫn đến hậu quả
C chết. Hành vi của B là nhầm tưởng công cụ có khả năng gây ra thiệt hại là
không có khả năng đó (lỗi vô ý do sai lầm) không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
+ Người được loại trừ
trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần
Ví dụ: Nhà của A rất
giàu có, có thuê ô xin B làm việc. Trong một lần A đi vắng, C định đột nhập nhà
với ý đồ giết A nhưng chỉ gặp ô xin B trong nhà. C cầm sẵn con dao và lừa lúc B
không để ý đã dí dao vào B nói B phải giết A nếu không thì C sẽ đâm chết B. Vì
lo sợ cho tính mạng của mình sẽ bị xâm hại nên B đã miễn cưỡng đâm chết chủ nhà
trong lúc A đang ngủ say. B là người được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng
bức tinh thần.
Một điểm đáng lưu
ý, do đặc điểm riêng nên người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ hai
không thể xảy ra ở những tội đòi hỏi chủ thể phải tự mình thực hiện mà chỉ có
thể có ở người thực hành dạng thứ nhất. Ví dụ như tội hiếp dâm Điều 141 BLHS, tội
loạn luân Điều 184 BLHS…
Trên đây thông tin chúng
tôi cung cấp cho bạn về các dạng người thực
hành trong đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Nếu còn bất kỳ vướng
mắc gì liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ 0976933335 -
0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Bạn cũng có thể tham
khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực
dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực
Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực
Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn
nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực
Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
Hồng Dinh