Người nước ngoài có vợ là người Việt Nam khi lao động tại Việt Nam có cần xin cấp GPLĐ hay không, cần lưu ý những điểm gì, mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
I. Căn cứ pháp lý
Bộ luật lao động 2019;
Nghị định 152/2020/NĐ-CP
II. Nội dung
1. Người nước ngoài
có vợ là người Việt Nam khi lao động tại Việt Nam có cần xin cấp GPLĐ?
Căn cứ Khoản 8 Điều 154 Bộ
luật lao động 2019 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
không thuộc diện cấp GPLĐ, bao gồm:
“[…] Người nước ngoài kết
hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.”
Như vậy, trường hợp người
lao động nước ngoài có vợ là người Việt Nam không thuộc diện phải xin cấp GPLĐ.
Tuy nhiên, người lao động
nước ngoài có vợ là người Việt Nam cần lưu ý quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định
152/2020/NĐ-CP quy định về xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp
giấy phép lao động như sau:
“2. Người sử dụng lao động
đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động
nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ
ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
Trường hợp quy định tại
khoản 4, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật
Lao động và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định này thì không phải làm thủ tục
xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin:
họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài,
ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người
lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn xác nhận người
lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và
theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy
phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm.”
(Trường hợp người lao động
nước ngoài có vợ là người Việt Nam thuộc Khoản 8 Điều 154 Bộ luật lao động
2019.)
Như vậy, mặc dù không thuộc
trường hợp xin cấp GPLĐ và không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước
ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ nhưng người lao động nước ngoài có vợ là người
Việt Nam báo cáo với Bộ LĐTBXH hoặc Sở
LĐTBXH nơi dự kiến làm việc các thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ
chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm
việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ
ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
2. Có cần xin chấp
thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài có vợ
là người Việt Nam?
Theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người lao động nước
ngoài quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 154 của Bộ luật Lao động và các khoản
1, 2, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 7 Nghị định này thì người sử dụng lao động
không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.”
Như vậy trường hợp người
lao động nước ngoài có vợ là người Việt Nam không thuộc diện được miễn thực hiện
xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Do đó, người sử dụng lao động
sẽ phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
*
Thời hạn xin chấp thuận của cơ quan có
thẩm quyền
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều
4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, trước ít nhất
30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng
lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động
nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng
được và báo cáo giải trình với Bộ LĐTBXH hoặc UBND tỉnh nơi người lao động nước
ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số
01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Tóm lại, người lao động
nước ngoài có vợ là người Việt Nam không thuộc diện cấp GPLĐ, không cần thực hiện
xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ nhưng phải báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền
các thông tin theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, người sử dụng lao động nước
ngoài có vợ là người Việt Nam phải xin chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về
việc sử dụng lao động nước ngoài có vợ là người Việt Nam trong thời hạn luật định.
HV
Hy
vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải
quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ
pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn
bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên
gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn
pháp luật 0962.893.900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa
chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
-
Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
-
Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
-
Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
-
Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
-
Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
-
Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân
trọng cảm ơn!