I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Nghị định 69/2019
II. Nội dung tư vấn
Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An đã phối hợp các đơn vị liên quan bắt quả tang một số người nuôi nhốt hổ trong nhà dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành. Cảnh sát đã phát hiện, thu giữ 17 con hổ trưởng thành đang nuôi nhốt ở nhà dân. Số hổ này nuôi trong chuồng sắt. Tại thời điểm bắt giữ, mỗi cá thể hổ có trọng lượng từ 200kg đến 265kg.
Cụ thể, tại cơ sở nuôi hổ của Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi) và Hồ Thị Thanh (31 tuổi, cùng trú xóm Nam Vực, xã Đô Thành), lực lượng cảnh sát phát hiện, thu giữ 14 cá thể hổ Đông Dương. Tại cơ sở nuôi nhốt hổ của bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi, trú xóm Phú Xuân, xã Đô Thành) có 3 con hổ Đô Dương.
Căn cứ Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 – BLHS) có thể xác định hành vi nuôi nhốt hổ trái phép này có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Theo đó, người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc phụ lục I công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp… thì phải chịu TNHS về tội này.
Căn cứ vào danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; ban hành kèm theo Nghị định 06/2019 (quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) thì hổ thuộc nhóm IB (lớp thú, bộ thú ăn thịt).
Do đó, hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép hổ là phạm pháp. Tùy thuộc vào số lượng cá thể hổ nuôi nhốt bất hợp pháp mà người phạm tội sẽ bị xử lý theo các khoản tương ứng của điều luật.
Như vậy, vơi số lượng nuôi nhốt hổ như trên thì theo quy định: “Số lượng hổ bị nuôi nhốt trái phép trên 12 con sẽ rơi vào khoản 3 Điều 244 BLHS với mức phạt 10-15 năm tù”
Theo thông tin trên, 17 con hổ được “giải cứu” khi đưa về khu sinh thái đã chết 8 con chưa rõ nguyên nhân. Hổ là động vật nguy cấp, quý hiếm trong nhóm IB và cần được bảo vệ, bảo tồn, do đó, cần phải làm rõ nguyên nhân cái chết của 8 con hổ nêu trên.
Có thể thấy, khi đưa 17 chú hổ về khu sinh thái, hổ được tiêm thuốc mê, vậy nguyên nhân chết là gì? Rõ ràng trong sự việc này những con hổ này không hề có lỗi, lỗi ở đây là con người. Việc để chết 8 con hổ là điều cần phải xem xét đến trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vụ việc này”
Cơ quan điều tra cần xác định nguyên nhân chết của hổ, có hành vi tác động của con người dẫn đến cái chết của hổ hay không? Là do ai thực hiện? Ai chỉ đạo nếu có?
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335