Tội cố ý gây thương tích là một trong những tội danh xảy ra phổ biến trong đời sống xã hội. Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể của người khác. Tuy nhiên, trên thực tế việc cố ý gây thương tích có thể gây chết người. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Thái sẽ giúp bạn phân tích về những dấu hiệu pháp lý của tội danh này.
I. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
I. Nội dung
1. Khách thể của tội phạm
Tội cố ý gây thương tích nhưng dẫn đến hậu quả chết người đã xâm phạm đến quyền sống của con người giống
như tội giết người. Đây là một trong những quyền con người thiêng liêng nhất được
Hiến pháp bảo vệ, đòi hỏi các chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng. Điều 19
Hiến pháp 2013: “Điều 19: Mọi người có quyền sống.
Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng
trái luật”.
Đối tượng tác động của
hành vi tước đoạt tính mạng trong tội này là “người khác” và
người đó phải là người đang sống. Thời điểm bắt đầu của người đang sống tính từ
thời điểm được sinh ra và kết thúc khi sự sống thực sự chấm dứt.
2. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm
tội thực hiện các hành vi dùng vũ lực (có hoặc không sử dụng vũ khí) hoặc thủ
đoạn khác tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn
hại sức khỏe. Các hành vi này có thể là đánh, đập, đấm, đá, đâm, chém, bắn,
đầu độc, tra tấn, đốt cháy… Ngoài ra, cũng có trường hợp người phạm tội cưỡng bức
người bị hại tự làm tổn hại sức khỏe của mình như tự chọc vào mắt mình, chặt
ngón tay, uống thuốc phá thai…
- Hậu quả: làm chết người
- Mối quan hệ nhân quan giữa hành vi và hậu quả: Tội cố
ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người không cần xét đến mối quan hệ
nhân quả vì hậu quả chết người là nằm ngoài ý chí chủ quan của người phạm tội.
3. Mặt chủ quan
của tội phạm
- Lỗi: Người
thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả
đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy
trước hậu quả đó. Hành vi của người phạm tội là nguyên nhân khách quan dẫn đến
hậu quả chết người xảy ra.
- Mục đích phạm tội: người phạm tội khi thực hiện
hành vi chỉ nhằm mục đích gây ra những tổn hại sức khỏe có thể nhìn thấy được về
vật chất, tinh thần cho nạn nhân. Hậu quả dẫn đến nạn nhân chết là nằm ngoài ý
thức chủ quan của người phạm tội.
4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội giết người
là chủ thể thường. Do đó, căn cứ vào Điều 12 Bộ luật hình sự về tuổi chịu trách
nhiệm hình sự thì một người phạm tội khi họ từ 16 đủ tuổi trở lên và có năng lực
trách nhiệm hình sự (có đầy đủ năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi
theo đòi hỏi của xã hội). Bên cạnh đó, người từ đủ 14 tuổi trở
lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
5. Hình phạt
Điều
134 Bộ luật hình sự quy định 06 khung hình phạt đối với tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trường hợp cố ý gây thương
tích dẫn đến hậu quả chết người là trường hợp phạm tội thuộc khoản 4 Điều này.
Theo đó, người phạm tội sẽ bị bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm. Đây là hành
vi phạm tội được xếp vào nhóm tội phạm rất nguy hiểm.
Trên đây là những phân tích
của chúng tôi về dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả
chết người. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề này vui lòng liên
hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều,
Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các
dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
Hồng Dinh
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|