Cướp giật tài sản thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người bị hại mà còn gây tâm lý hoang mang cho người dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương. Hành vi cướp giật tài sản thường diễn ra nhanh, bất ngờ và rất khó ngăn chặn. Tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này thể hiện ở chỗ các đối tượng có thể gây án liên tục, đặc biệt là trên các tuyến giao thông, tại các khu vui chơi, giải trí, nơi công cộng… Đối tượng phạm tội đa số thuộc thành phần bất hảo như lưu manh, có tiền án, tiền sự, đối tượng đang bị truy nã, nghiện ma túy; phần tử có nhân thân xấu, lười lao động, không có công ăn việc làm ổn định nhưng cần tiền… Vậy các bạn hãy cùng Luật Hồng Thái đi tìm hiểu về loại tội phạm này.
Hình ảnh một nữ sinh đang đứng nói chuyện bị một đối tượng mặc
trang phục Grab chạy ngang qua giật đồ.
I, Căn cứ pháp lý của
loại tội này
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
II, Nội dung
2.1 Các yếu tố cấu
thành tội cướp giật tài sản
- Mặt khách quan của
tội cướp giật tài sản
Xét về mặt khách thể thì đối tượng phạm tội sẽ thực hiện
hành vi này ngay trước mặt người bị hại. Điều kiện để thực hiện hành vi này là
đối tượng thực hiện hành vi đã nên kế hoạch từ trước, xác định đối tượng để thực
hiện và thực hiện hành vi một cách nhanh chóng, gây bất ngờ đối với bị hại nhằm
chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp.
- Mặt khách thể của tội
cướp giật tài sản
Khách thể trong tội danh này chính là người thực hiện hành
vi cướp giật đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản của người khác được pháp
luật bảo vệ. Thường sẽ là những sản phẩm có giá trị như trang sức, phụ kiện cá
nhân…
-Mặt chủ thể của tội
cướp giật tài sản
Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự khi có dấu hiệu cấu thành tội danh đối với tội cướp giật tài sản. Tại
quy định này chúng ta nhận thấy chủ thể của hành vi này là những đối tượng từ đủ
16 tuổi trở lên khi có dấu hiệu cấu thành tội thì sẽ bị áp dụng hình phạt theo
từng khung hình phạt phù hợp mà không phụ khả năng nhận thức.
Ngoài ra, những đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ
chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này nếu rơi vào trường hợp phạm tội rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
-Mặt chủ quan của tội
cướp giật tài sản
Hành vi này chắc chắn do đối tượng thực hiện mong muốn thức
hiền hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp.
2.2 Quy định của pháp
luật về tội cướp giật tài sản
Hành vi cướp giật tài sản của người khác được cấu thành tội
Cướp giật tài sản quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung
2017). Cụ thể
“Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có
thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31%
trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng.”
Như vậy từ quy định trên chúng ta có thể thấy đối với loại tội
này chúng ta sẽ có khung hình phạt theo quy định của pháp luật từ 1 năm cho đến
chung thân. Loại tội phạm này rất nguy hiểm, xảy ra rất nhiều trên thực tế. Các
bạn hãy bảo quản tài sản của mình thật an toàn đề phòng những trường hợp xấu sảy
ra.
Trên đây là phần tư vấn pháp luật của chúng tôi về tội cướp
giật tài sản. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề này vui lòng
liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0976.933.335
Đức Toàn