Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác nhằm mong muốn đạt được lợi ích cho bản thân người phạm tội. Đây là một tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.
I, Căn cứ pháp lý của
loại tội này
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
II, Nội dung
2.1 Các yếu tố cấu
thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Chủ thể của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản : Theo quy định thì người nào từ đủ 16 tuổi trở nên
sẽ chịu trách nhiệm về hành vi do mình gây ra theo quy định của Bộ luật hình sự
2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
-Khách thể của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là xâm phạm đến quyền
sở hữu tài sản của người khác.
- Mặt khách quan của
tội lừa đảo chếm đoạt tài sản:
Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Dùng thủ đoạn gian dối có thể là đưa ra thông tin giả ( trên thực tế hoàn toàn
không đúng như vậy, hoặc có thể đúng nhưng chỉ là một phần nhỏ) nhưng làm cho
người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông
tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng
hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt
tài sản. Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái
pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản nằm ở mục đích của hành vi. Người phạm tội dùng các thủ
đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, làm cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý tài sản nhầm tưởng, tin vào các thông tin không đúng sự thật đó
và tự nguyện chuyển giao tài sản cho người phạm tội. Đây là dấu hiệu quan trọng
để định tội danh, phân biệt với các tội danh khác có đặc điểm về hành vi tương
đương.
- Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người
khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước
hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật
và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
-Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản xảy ra rất nhiều trên thực tế, điển hình như một vụ việc sau:
Từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng Công an Đắk Nông đã liên
tiếp phát hiện, đấu tranh, triêt phá nhiều nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên
không gian mạng, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Mới đây, ngày 19/5/2023, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk R’lấp,
tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm
giam đối với Võ Định (SN 1996), trú tại xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn của Định là lên mạng tìm kiếm thông tin người bị mất
giấy tờ rồi gọi điện cho chủ nhân mất giấy tờ, tự xưng mình là nhân viên ngân
hàng đang giữ giấy tờ của những người này và yêu cầu cung cấp số tài khoản
ngân hàng và số thẻ ATM, số CCCD để xác minh có phải chủ tài khoản bị mất
không. Khi được bên kia cung cấp thông tin thì đối tượng lại yêu cầu cung cấp
mã OTP để chuyển tiền thử xem có đúng là chủ tài khoản không, sau đó sẽ chuyển
trả lại tiền. Nếu chủ tài khoản không đồng ý cung cấp mã OTP, đối tượng sẽ liên
kết tài khoản ngân hàng của họ với tài khoản CH Play sau đó thực hiện các lệnh
mua ứng dụng để bị hại nhận được các tin nhắn trừ tiền (tuy nhiên nếu bị hại
không xác nhận trên ứng dụng thì sẽ có tin nhắn cộng lại số tiền đã trừ).
Thông qua việc này, đối tượng khiến cho bị hại tin tưởng đối
tượng là nhân viên ngân hàng thật vì có thể trừ tiền và trả tiền trong tài khoản
ngân hàng và đồng ý cung cấp thông tin. Khi có được thông tin, đối tượng sẽ chiếm
quyền sử dụng tài khoản ngân hàng của bị hại bằng cách liên kết với ví ZaloPay
rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản của bị hại. Với thủ đoạn trên, đối tượng đã
lừa một nạn nhân ở huyện Đắk R’lấp và hơn 50 người trên cả nước, với số tiền
giao dịch từ ngày 1/1/2023 đến ngày 8/5/2023 khoảng 6 tỷ đồng.
Trích nguồn: https://bocongan.gov.vn/canh-bao-toi-pham/canh-giac-voi-cac-thu-doan-lua-dao-chiem-doat-tai-san-tren-khong-gian-mang-d104-t35249.html
2.2 Khung hình phạt đối
với loại tội này theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.
- Khung cơ bản: phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một
trong các trường hợp:
+ Tài sản trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
+ Tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều
168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản
là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
- Khung hai: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong
các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ
quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Khung ba: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong
các trường hợp:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Khung bốn: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
đối với một trong các trường hợp:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp
- Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngoài ra, trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa
đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo
quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo đó, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt
tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm các hình thức
xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Như vậy, người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có
thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.
Đối với loại tội danh này khi các bạn có nghi vấn về đối tượng
đang có ý đồ hoặc sắp có ý đồ lừa đảo với mình có thể tố giác tội phạm với Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố
giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của
người tố giác.Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công
dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản theo quy định
của Luật tố cáo số 03/2011/QH13.
Trên đây là bài tư vấn pháp luật về tội danh Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản của Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái Và Đồng Nghiệp.
Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề này vui
lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0976.933.335
Đức Toàn