Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” theo kết luận, để được thuận lợi thực hiện các chuyến bay đưa người từ nước ngoài về Việt Nam, cả hai bị can Sơn và Hằng đã trực tiếp hoặc thông qua mối quan hệ đặt vấn đề, đưa hối lộ cho các cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn để được phê duyệt, hỗ trợ tổ chức chuyến bay; phê duyệt chủ trương cách li y tế, cấp phép vượt số lượng khách. Vậy hành vi đưa hối lộ của Sơn và Hằng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật Hồng Thái đi phân tích loại tội phạm này.
I, Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình sự 2015(sửa đổi bổ sung năm 2017)
2.1. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể tội đưa hối lộ không phải là chủ thể đặc biệt. Tuy
nhiên, người phạm tội đưa hối lộ cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn và
lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đưa hối lộ, nhưng không phải là dấu hiệu
bắt buộc đối với tội phạm này.
Những người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm này.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội đưa hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản
4 Điều 289 Bộ luật hình sự, vì các trường hợp phạm tội này là tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 289 Bộ luật hình sự mà chỉ những người đủ
16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì theo quy định
tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Đối với tội đưa hối lộ quy định tại khoản 1 của điều luật chỉ là
tội phạm nghiêm trọng.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội đưa hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ
quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của
nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái
hoá biến chất.
Mặt khách quan của tội
phạm
a. Hành vi khách quan
Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là “đưa”.
Nhưng biểu hiện của hành đưa hối lộ rất đa dạng. Có trường hợp người phạm tội
trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp qua trung gian (người
môi giới) để đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp người đưa hối lộ
dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt không trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ
cũng không qua trung gian mà tìm cách mua chuộc những người thân thích của người
có chức vụ, quyền hạn…
b. Hậu quả Hậu quả của
tội phạm này không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu
của hối lộ chưa đến 500.000 đồng thì hậu quả lại là dấu hiệu bắt buộc của cấu
thành tội phạm, nhưng phải là hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng do
hành vi đưa hối lộ là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự,
tài sản của con người; những thiệt hại về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức
và những thiệt hại phi vật chất khác. Hành vi đưa hối lộ gây ra hậu quả nghiêm
trọng, được xác định như là một nguyên nhân gián tiếp.
Mặt chủ quan của tội
phạm
Tội đưa hối lộ người thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Động cơ phạm tội tuy không phải là yếu tố bắt buộc của cấu
thành tội phạm này, nhưng hầu hết các trường hợp đưa hối lộ đều có động cơ.
2.2. Hình phạt đối với
tội đưa hối lộ
Căn cứ theo quy định
tại Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi bổ sung năm 2017) thì chia làm 2 khung:
Khung cơ bản: phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung tăng nặng: Cụ thể:
+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 07 năm đến 12 năm;
+ Khung tăng nặng thứ ba: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
+ Như vậy mức khung “trần” cho tội đưa hối lộ theo Bộ luật
hình sự năm 2015 là 20 năm.
Ngoài ra Luật cũng quy định hình phạt bổ sung: Người phạm tội
còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là bài tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc
Tế Hồng Thái Và Đồng Nghiệp
Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề này vui
lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0976.933.335
Đức Toàn