Cố ý gây thương tích là (Hành vi) cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khoẻ người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khoẻ của người khác. Hành vi này được quy định trong pháp luật Việt Nam như nào? Hãy cùng Luật Hồng Thái đi tìm hiểu vấn đề này
I,Phân tích và cho ví
dụ về các tội phạm
1.1 Các dấu hiệu pháp
lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
(Điều 134 BLHS)
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố
ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương
khác.
A, Các yếu tố cấu
thành tội phạm
*Dấu hiệu về mặt
khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi
gây thương tích hoặc hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đó là các
hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức
khỏe của con người. Những hành vi này có thể được thực hiện với công cụ, phương
tiền phạm tội hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội hoặc có thể thông qua
súc vật hay cơ thể người khác…
- Hậu quả của tội phạm
Hậu quả mà cấu thành tội phạm mô tả là thương tích hoặc tổn
hại cho sức khỏe ở mức độ có tỉ lệ tổn thương cơ thể là 11% trở lên hoặc dưới tỉ
lệ đó nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
+,Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ
đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người.
Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, sung săn, vũ khí thô sơ(
dao, kiếm, giáo, thương, lưỡi lê, mã tấu, côn…), vũ khí thể thao và vũ khí khác
có tính năng, tác dụng tương tự( được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp,
không theo tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế của nhà sản xuất, có khả năng gây sát
thương, gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người.
Vật liệu nổ bao gồm: Thuốc nổ và phụ kiện nổ
Hung khí nguy hiểm là công cụ phạm tội có tính nguy hiểm cho
con người cao hơn các công cụ phạm tội thông thường những không phải là vũ khí,
vật liệu nổ…
Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người là thủ đoạn có khả
năng gây ra thương tích hoặc tổn hại không chỉ cho một người mà còn cho nhiều
người như thủ đoạn đầu độc trong thức ăn của cả gia đình bị hại...
+, Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm
+, Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai,
người già yếu ốm đau hoặc người khác không có khả năng để tự vệ
+, Đối với ông bà cha mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người
nuôi dưỡng chữa bệnh cho mình.
+, Có tổ chức
+,Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
+, Trong thời giạn đang bị tạm giữ, tạm giam đang chấp hành
hình phạt tù…
+, Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người
khác
+, Có tính chất côn đồ
+, Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ
của nạn nhân
=> Như vậy những trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe có tỉ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% và không thuộc các trường
hợp nêu trên là trường hợp chưa cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác.
- Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc
tổn thương
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn
hại cho sức khỏe là dấu hiệu trong cấu thành tội phạm. Khi xác định có hành vi
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe và có hậu quả thương tích hoặc tổn
hại cho sức khỏe đã xảy ra.
* Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực
tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội có thể mong muốn hậu quả thương
tích hoặc hậu quả tổn hại cho sức khỏe nhưng cũng có thể chỉ chấp nhận các hậu
quả này.
* Dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Là
quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được Hiến pháp và
pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.
* Dấu hiệu về mặt chủ
thể của tội phạm
Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung
2017 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 134
. Theo đó người phạm tội thuộc khoản 3,
4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu TNHS.
Người đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về mọi trường hợp phạm tội
này.
Ví dụ cho hành vi phạm
tội: Vào 7 giờ 30 phút sáng, ngày 15/8/2023, tại đường DH05, xóm Nấm, thôn
7, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, khi chị Vũ Thị Hoa đang làm nhiệm
vụ thì phát hiện chị Vũ Vân Hoa (HKTT: Số nhà 12, thôn chùa Ngụ, xã Đắc Sở, huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội; Tạm trú tại: Xóm Nấm, thôn 7, xã Yên Sở, huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội) là chủ quán Mr. Gừng, Viện thẩm mỹ 5 sao Nhật Bản đã có
hành vi đổ rác không đúng nơi quy định. Thấy hành vi đó, chị Vũ Thị Hoa có lên
tiếng nhắc nhở nhưng chị Vũ Vân Hoa không những không nghe theo mà còn có hành
vi tấn công chị Vũ Thị Hoa và khiến chị Vũ Thị Hoa bị thương nặng ở vùng mắt.
Hy vọng rằng qua bài viết bên trên, Quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.3