Cướp ngân hàng là một hành vi vi phạm nghiêm trọng về an ninh quốc gia nên phải được xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu về chế tài xử phạt hành vi này trong bài viết sau đây.
I. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Hình sự năm 2015,
sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS)
II.
Nội dung
1.
Tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017
Căn
cứ Điều 168 BLHS quy định người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội cướp tài sản với mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
-
Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
07 năm đến 15 năm:
-
Có tổ chức;
-
Có tính chất chuyên nghiệp;
-
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30%;
-
Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
-
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu
hoặc người không có khả năng tự vệ;
-
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
-
Tái phạm nguy hiểm.
Trường
hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
-
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
-
Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Trường
hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến
20 năm hoặc tù chung thân:
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
-
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
-
Làm chết người;
-
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người
chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài
ra, người phạm tội cướp tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến
100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản.
2.
Hành vi cướp ngân hàng sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Hành
vi cướp ngân hàng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện các hành vi
này với lỗi cố ý, tức là họ nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật,
thấy trước hậu quả của hành vi cướp đó nhưng mong muốn hậu quả xảy
ra. Do đó, người nào có hành vi cướp ngân hàng (là hành vi có chủ
đích) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo quy định tại
Điều 168 BLHS
Tùy
vào hành vi cụ thể và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người đó có thể
bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội
còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm
cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của Luật Hồng Thái về
chế tài xử phạt đối với hành vi cướp ngân hàng đang xảy ra phổ biến trên thực tế
Chúng tôi luôn đồng hành, hỗ trợ cùng bạn đọc giải quyết
tất cả các vấn đề pháp lý. Nếu có bất kỳ
vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 hoặc qua
E-mail: luathongthai@gmail.com để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội
(cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư
vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335