Án treo là một khái niệm trong hệ thống pháp luật mà người bị kết án tù không thực hiện án phạt ngay lập tức mà được tạm hoãn thực hiện. Thay vào đó, người đó có một khoảng thời gian huỷ bỏ án tù và có thể được giải phóng khỏi tù, hoặc tiếp tục sống nhưng chịu sự giám sát và tuân thủ một số điều kiện được quy định.
I.
Căn cứ pháp lý:
-
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
-
Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP
II.
Nội dung:
1.
Án treo là gì? Án treo có phải là hình phạt không?
Theo
Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định: Án treo là biện pháp
miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm
tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các
tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Như
vậy, án treo không phải là hình phạt, mà là một biện pháp miễn chấp hành hình
phạt tù có điều kiện, áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm.
2.
Điều kiện hưởng án treo theo pháp luật Việt Nam
Người
bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau
đây:
(1)
Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
(2)
Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp
hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi
cư trú, nơi làm việc.
-
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích,
người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành
chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn
được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy
định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện
thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò
không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng
án treo;
-
Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật”
hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều
kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
-
Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn
khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể
cho hưởng án treo.
(3)
Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật
Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và không có tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015,
sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trường
hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02
tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
(4)
Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
giám sát, giáo dục.
Nơi
cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể
theo quy định Luật Cư trú năm 2020 mà người được hưởng án treo về cư
trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi
làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên
theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
(5)
Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả
năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội;
không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
(6)
Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng,
chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp
luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản
5 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.
3.
Điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo theo pháp luật Việt Nam
Người
được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực
quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện được
quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
-
Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
-
Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được
hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự 2019; tích cực học tập, lao động,
sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ
quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
-
Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người
được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Trên
đây là nội dung tư vấn pháp luật của Luật Hồng Thái về chủ đề pháp luật: “Án
treo là gì? Điều kiện để được hưởng án treo theo pháp luật Việt Nam”.
Chúng
tôi luôn đồng hành, hỗ trợ cùng bạn đọc giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý. Nếu
có bất kỳ vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 hoặc qua
E-mail: luathongthai@gmail.com để
được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Thanh Trì Hà Nội (cuối đường Chiến
Thắng, Thanh Xuân).
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335