Đối tượng tái hòa nhập cộng đồng bao gồm những ai? Những nguyên tắc để đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng? Các biện pháp áp dụng cho phạm nhân khi chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. Cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
I.
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 49/2020/NĐ-CP
II.
Nội dung:
1.
Đối tượng được tái hòa nhập cộng đồng:
Điều 2 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng biện
pháp tái hòa nhập cộng đồng bao gồm:
- Phạm nhân trước khi chấp hành xong án phạt
tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện tại các cơ sở giam giữ phạm
nhân (gọi chung là phạm nhân);
- Người được đặc xá, người được tha tù trước
thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng (gọi
chung là người chấp hành xong hình phạt tù) là người Việt Nam, người nước ngoài
và người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam.
2.
Nguyên tắc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng
Nguyên tắc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng
theo Điều 3 Nghị định 49/2020/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện đúng quy định của Nghị định
49/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan; bảo đảm sự tham
gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc thực hiện các biện
pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp
hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa
tái phạm và vi phạm pháp luật.
- Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, phân biệt
đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân và người chấp
hành xong hình phạt tù.
3.
Các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân
Các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
cho phạm nhân theo Chương II Nghị định 49/2020/NĐ-CP bao gồm:
3.1. Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục
pháp lý cho phạm nhân
- Trong khoảng thời gian hai tháng trước
khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất
trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền,
các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý
cho phạm nhân.
- Tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho phạm
nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó
khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn
bao gồm:
+ Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức
khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội;
+ Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý
chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá
trình tái hòa nhập cộng đồng;
+ Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng
các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.
- Phương pháp tư vấn tâm lý cho phạm nhân:
+ Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức cho
phạm nhân đăng ký nhu cầu tư vấn bằng phiếu nêu các nội dung cần được tư vấn hoặc
chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân;
Từ đó phân công cán bộ có kinh nghiệm, hiểu
biết về các lĩnh vực để tư vấn trực tiếp cho phạm nhân. Có thể tư vấn riêng cho
từng phạm nhân hoặc tư vấn nhóm cho số phạm nhân có cùng nội dung tư vấn;
+ Việc tổ chức tư vấn riêng phải được thực
hiện trong các phòng tư vấn, có trang bị bàn ghế làm việc và các phương tiện cần
thiết phục vụ cho việc tư vấn.
- Phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt
tù được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý như: đăng ký cư trú; đăng ký hộ tịch; cấp
căn cước công dân; vay vốn, đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng lao động và các
thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
- Các cơ sở giam giữ phạm nhân có thể mời
cán bộ của ngành Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Hội Luật gia, Hội Liên hiệp Thanh
niên, trường đại học, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm dịch vụ việc
làm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan chức năng khác đến tư vấn, hỗ trợ các thủ
tục pháp lý cho phạm nhân.
Những người thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức
xã hội đến tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân phải được lãnh đạo
cơ quan, tổ chức đó giới thiệu đến làm việc bằng văn bản và được Giám thị trại
giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đồng
ý bố trí làm việc.
3.2. Định hướng nghề nghiệp, nâng cao
khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân
- Các cơ sở giam giữ phạm nhân có trách
nhiệm kiểm tra, đánh giá năng lực, nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm
nhân để hướng dẫn họ lập kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng cho bản thân;
Phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc
làm cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới
thiệu việc làm cho phạm nhân.
- Căn cứ vào khả năng, nhu cầu của phạm
nhân, thị trường lao động và điều kiện cụ thể, ba tháng trước khi phạm nhân chấp
hành xong án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân lập kế hoạch, phối hợp với
các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề,
cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân.
- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được ưu
tiên đào tạo nghề, nâng cao tay nghề để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng
đồng.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức đào tạo nghề, nâng
cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt
tù và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu, tạo việc làm cho
họ.
3.3. Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập
cộng đồng của trại giam cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng
- Phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt
tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trước khi trở về nơi cư trú
được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.
- Căn cứ nguồn vốn của Quỹ hòa nhập cộng đồng,
Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của từng phạm nhân.
3.4. Thông báo phạm nhân hết hạn chấp
hành án phạt tù
- Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp
hành án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân thực hiện việc thông báo cho Cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; Hoặc cơ
quan, tổ chức, đơn vị nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú, làm việc
theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án hình sự 2019.
- Trường hợp thực tế phạm nhân không có
nơi nương tựa, không xác định được nơi sẽ về cư trú sau khi chấp hành xong án
phạt tù và thuộc diện đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã
hội thì:
Các cơ sở giam giữ phạm nhân đề nghị Ủy
ban nhân dân cấp xã và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi
phạm nhân chấp hành án phối hợp làm thủ tục tiếp nhận phạm nhân vào cơ sở bảo
trợ xã hội của địa phương ngay sau khi họ chấp hành xong án phạt tù.
Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của
Luật Hồng Thái về các biện pháp chuẩn bị cho phạm nhân để tái hòa nhập cộng
đồng.
Chúng tôi luôn đồng hành, hỗ trợ cùng bạn đọc
giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý. Nếu có bất kỳ vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335
- 0982033335 hoặc qua E-mail: luathongthai@gmail.com để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân
Triều, Thanh Trì, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các
dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335