Bên cạnh những lợi ích mang lại cho con người, tài sản cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại cho con người và môi trường xung quanh. Cũng giống như thiệt hại do hành vi con người gây ra, khi tài sản gây thiệt hại, việc bảo đảm quyền lợi của người bị thiệt hại cũng như của người chịu trách nhiệm bồi thường là một đòi hỏi khách quan và pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu đáp ứng đòi hỏi khách quan đó. Vì vậy, trong trường hợp tài sản là cây cối gây ra thiệt hại có cần phải bồi thường không? Bồi thường như thế nào? Sau đây Công ty TNHH Quốc Tế Hồng Thái Và Đồng Nghiệp sẽ đưa ra giải đáp một số vấn đề liên quan tới trường hợp “bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”
I. Bị thiệt hại do cây cối gây ra thì có được bồi
thường không?
Bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra là một dạng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại
do cây cối gây ra có thể là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng và người bị thiệt hại phải được bồi thường.
Điều 604 BLDS 2015 quy định
bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như sau: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu,
người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.”. Theo quy
định này, nếu cây cối gây thiệt hại (bất kể do đổ, gẫy, cháy, độc tố phát ra,
hoặc do bất cứ nguyên nhân nào) mà đủ các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại thì cơ sở pháp lý được áp dụng để giải quyết vấn đề bồi thường
thiệt hại là Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy, trong trường trường
hợp bị thiệt hại do cây cối gây ra sẽ nhận được bồi thường theo quy định pháp
luật. Theo bộ luật dân sự hiện hành thì không có quy định cụ thể trường hợp nào
cây cối gây thiệt hại phải bồi thường tức là có sự kiện cây cối gây ra thiệt hại
trên thực tế thì trách nhiệm sẽ phát sinh, bất kể thiệt hại là do nguyên nhân
gì gây ra nếu đáp ứng đủ các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại.
II. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra được xác
định như thế nào?
1. Cơ sở pháp lý quy định
bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Theo quy định của pháp luật
dân sự hiện hành, quy định về trách nhiệm BTTH trong trường hợp trên được kế thừa
nhưng có sửa đổi so với bộ luật dân sự trước đó, Theo đó, nếu cây cối gây ra
thiệt hại bất cứ do nguyên nhân nào mà có đủ các điều kiện phát sinh TNBTTH thì
cơ sở pháp lý được áp dụng để giải quyết đó là Điều 604 pháp luật dân sự: “Chủ
sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra.”
Đây được xem là một tính
đột phá về quy định trong BLDS 2015 về BTTH do cây cối gây ra, việc quy định
như vậy sẽ bao quát được toàn bộ các trường hợp BTTH do cây cối gây ra, giúp
cho Tòa án có cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết các vụ việc tranh chấp phát
sinh trên thực tiễn.
2. Chủ thể chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Bộ luật Dân sự năm 2015,
tại Điều 604 đã bổ sung thêm 02 trường hợp là người chiếm hữu, người được giao
quản lý cây cối phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, trừ trường hợp thiệt
hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt
hại; (trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác cũng là một ngoại
lệ). Theo đó, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
bao gồm:
Thứ nhất, về
trách nhiệm của chủ sở hữu, thông thường khi chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng
cây cối mà cây cối gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải thực hiện bồi thường thiệt
hại. Thậm chí, trong nhiều trường hợp chủ sở hữu đã tiến hành chuyển giao cho
người khác quản lý cây cối thì chủ sở hữu vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt
hại, nếu như giữa chủ sở hữu và người được giao quyền quản lý đã có sự thỏa thuận
với nhau.
Thứ hai, về
trách nhiệm của người chiếm hữu, người được giao quản lý. Đây là hai chủ thể mới
được quy định bổ sung trong pháp luật dân sự hiện hành, việc thay đổi này được
đánh giá là phù hợp với thực tế và lẽ công bằng. Người chiếm hữu, người được
giao quản lý, chăm sóc cây cối phải có trách nhiệm theo dõi, phát hiện, ngăn chặn
những nguy cơ tiềm ẩn mà cây cối có thể gây ra để khắc phục; nếu để cây cối
gãy, đổ… gây thiệt hại cho người khác thì chính là người có lỗi và phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mà không phải chủ sở hữu. Người chiếm hữu được
chuyển giao nghĩa vụ với cây cối trong trường hợp thuê nhà, thuê đất, công
trình có cây trồng trên đất thông qua sự thỏa thuận. Người được giao quản lý
cây cối là người được chủ sở hữu (Nhà nước) phân công trách nhiệm trông coi,
chăm sóc cây cối; hoặc tổ chức, đoàn thể giao cho chủ thể nhất định quản lý,
chăm sóc cây cối.
III. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra
Đối với Bộ luật dân sự
năm 2015, căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp cây
cối gây thiệt hại không được quy định tại Điều 604 mà lại được quy định chung tại
khoản 2 Điều 584 về căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nói chung như sau: “ Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả
kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc luật có quy định khác."
Theo đó, đối với trường hợp
này, kể cả trong pháp luật dân sự trước đó hay pháp luật dân sự hiện hành thì
căn cứ loại trừ trách nhiệm BTTH do cây cối gây ra đều là thiệt hại xảy ra hoàn
toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Nhưng với quy
định trong BLDS 2015 còn quy định ngay cả khi xảy ra hai căn cứ này thì trách
nhiệm BTTH vẫn có thể không được loại trừ nếu như trước đó các bên có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, có thể thấy về
căn cứ loại trừ trách nhiệm BTTH trong BLDS hiện hành vừa có những điểm kế thừa,
vừa có những điểm mới. Việc thay đổi này thể hiện được sự thống nhất mang tính
nguyên tắc của BLDS 2015, góp phần bảo đảm căn cứ loại trừ trách nhiệm phải được
áp dụng như nhau bất kể hành vi gây ra thiệt hại hay tài sản gây ra thiệt hại
IV. Giải đáp thắc mắc về bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra
ĐẶT VẤN ĐỀ: Cây nhà hàng
xóm ngã, đổ gây thiệt hại cho gia đình mình thì có được bồi thường thiệt hại
hay không?
Căn cứ theo quy định tại
Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015: "Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được
giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.”
Theo đó, người bị
thiệt hại có quyền yêu cầu nhà hàng xóm bồi thường thiệt hại trong trường hợp
cây cối nhà hàng xóm ngã, đổ gây thiệt hại
Tuy nhiên, trong trường hợp
dù thiệt hại có xảy ra nhưng người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường nếu sự
cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng theo quy
định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Để xác định trường hợp cây xanh
gãy đổ do mưa bão gây thiệt hại có phải là trường hợp bất khả kháng hay không,
cần phải xác định xem chủ sở hữu, người chiếm hữu, người quản lý trông coi đã
áp dụng mọi biện pháp khắc phục phù hợp hay chưa (như có biện pháp cắt tỉa cây
trước khi có dự báo mưa bão, chặt hạ những cây, cành cây có nguy cơ gãy đổ…)..
Trong trường hợp không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc
cây đổ, gãy gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Còn nếu phía gia đình hàng
xóm có cây xanh đã thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp nhưng vẫn có thiệt
hại xảy ra thì có thể coi đó là sự kiện bất khả kháng.
Nàng dâu “ẵm” 3,9 tỷ đồng nhà chồng đối mặt án chung thân?
(Seatimes) “Căn cứ vào số tiền đã bị chiếm đoạt có giá trị lớn hơn năm trăm triệu đồng thuộc điểm a khoản 4 điều 139 BLHS thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân”, luật sư Nguyễn Hồng Thái chia sẻ.
|
Mức án đối với ông Phạm Trung Cang có thể nhiều hơn?
Thời báo Đông Nam Á đã có cuộc trao đổi PV với luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội để làm rõ hơn về mức án đối với bị cáo này.
|
Khởi tố điều tra viên, ai bồi thường cho ông Chấn?
(Seatimes) “Ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự thì theo khoản 3 điều 300 BLHS thì chắc chắn cán bộ vi phạm phải bồi thường theo quy định của luật bồi thường Nhà nước" luật sư Nguyễn Hồng Thái chia sẻ.
|
Kẻ giết người yêu rồi tự vẫn đối mặt án tù chung thân?
(Seatimes) Sau khi ra tay hạ sát người yêu, Tú đã dùng lọ thuốc trừ sâu chuẩn bị sẵn rồi tự vẫn nhưng không thành, đến nay Cơ quan Công an đã tiến hành khởi tố Lê Ngọc Tú tội “Giết người , với tội danh này, Tú sẽ có thể phải lãnh mức án chung thân.
|
Bảo vệ Hiway giết tài xế taxi: Nhiều tình tiết uẩn khúc
Cập nhật lúc 10:36 03/06/2014
http://m.phunutoday.vn/xa-hoi/bao-ve-hiway-giet-tai-xe-taxi:-co-the-khoi-to-toi-danh-%E2%80%9Cgiet-nguoi%E2%80%9D-47925.html
“Hung thủ là người trực tiếp cầm hung khí gây ra cái chết cho nạn nhân, do đó có thể khởi tố tội danh “giết người” - Luật sư Nguyễn Hồng Thái...
|
Tai nạn ở Xã Đàn: “Có thể khởi tố tội “Cố ý giết người"...
(ĐSPL) – “Nếu tài xế lùi xe nhằm mục đích giết nạn nhân sau khi va chạm giao thông thì có thể khởi tố tội danh “Cố ý giết người”…”, Luật sư Nguyễn Hồng Thái (Công ty luật Đào và đồng Nghiệp, HN) khẳng định.
|
Luật sư nói về vụ nhập lậu “rác thải” y tế
29.04.2014 | 10:09 | Thùy Dung |
PHÁP LUẬT Góc luật sư
(Seatimes) Với hành vi gian lận thương mại và thủ đoạn tinh vi, công ty TNHH Bảo Trân và đã nhập khẩu về một số lượng lớn thiết bị y tế đã qua sử dụng về Việt Nam.
Tải miễn phí ứng dụng "Xem bóng đá trực tuyến 24/7" cho Mobile...
|
Bắt điều tra viên vụ ông Chấn, chuyên gia pháp lý nói gì?
(Seatimes) “Việc bắt giam 2 vị cán bộ này chỉ là mở đầu của việc xử lý vụ việc. Vụ án Nguyễn Thanh Chấn là vụ án nổi cộm và gây bất bình lớn trong dư luận xã hội và nó cũng thể hiện sự hạn chế trong nghành tư pháp của Việt Nam”, luật sư Nguyễn Hồng Thái nhận định.
|
Bình ổn hay bất bình thường?
Xăng "cõng" 8.244 đồng thuế: Bình ổn hay bất bình thường?
Quỹ bình ổn không đủ sức giữ giá xăng ổn định, vì vậy giá xăng mới tăng nhanh.
|
Giá xăng tăng – tăng - tăng
(Dân trí) - Kể từ 20h hôm nay 7/7, các doanh nghiệp xăng dầu được phép điều chỉnh tăng giá bán các mặt hàng xăng dầu hơn 400 đồng/lít. Theo đó, giá xăng A92 sẽ có mức giá bán mới 25.648 đồng/lít.Giá xăng dầu lại tăng "chóng mặt".
|