Giúp người khác tự sát là hành vi của một người tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.
Đây là điều luật quy định hai hành vi phạm tội. Nếu người phạm tội có cả hai hành vi xúi giục và giúp người khác tự sát thì tội danh mà họ bị truy cứu là tội “xúi giục và giúp người khác tự sát” chứ không có từ “hoặc” và nếu người phạm tội chỉ có hành vi xúi giục thì định tội là “xúi giục người khác tự sát”, nếu chỉ có hành vi giúp thì định tội là “Giúp người khác tự sát”.
Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát được quy định tại Điều 131, thiết kế thành 2 khoản, trong đó khoản 1 có 2 trường hợp mô tả hành vi phạm tội.
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.
2.Phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Về phía người phạm tội
a. Hành vi phạm tội
Đối với tôi phạm này, có hai hành vi cơ bản là hành vi xúi giục và giúp người khác tự sát, được quy định tại các điểm a và b trong khoản 1 điều 131 BLHS 2015. Cụ thể đối với từng hành vi như sau:
Hành vi xúi dục người khác tự sát bao gồm:
– Kích động người tự sát.
Kích động người khác tự sát là có những lời lẽ nhằm thúc đẩy bằng cách tác động tâm lý làm cho người bị kích động tự ái tới mức cao độ nên đã tự sát. Nếu không có những lời lẽ kích động đó thì nạn nhân dù có chán đời, có những uẩn khúc trong cuộc sống cũng chưa tới mức tự sát.
– Dụ dỗ người khác tự sát.
Là người phạm tội đã có những lời lẽ khuyên bảo một cách khéo léo để làm cho người khác tự sát theo ý muốn của mình.
Những lời nói kích động, dụ dỗ của người phạm tội là nhằm thúc đẩy nạn nhân đến chỗ tự sát. Vì vậy, ý thức của người phạm tội là mong muốn làm sao cho nạn nhân tự sát. Nếu chỉ vì một vài lời nói có tính chất kích động mà nạn nhân sẵn có ý muốn tự sát, còn người có lời nói đó hoàn toàn không mong muốn cho nạn nhân tự sát thì cũng không phạm tội xúi giục người khác tự sát.
Hành vi giúp người khác tự sát
Hành vi giúp người khác tự sát là hành vi tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất để người khác tự sát, như: tìm kiếm, cung cấp phương tiện để nạn nhân tự sát hoặc hứa hẹn trước với nạn nhân giữ kín việc tự sát của họ.
Người phạm tội phải nhận thức được hành vi của mình là tạo điều kiện cho nạn nhân tự sát thì mới là phạm tội giúp người khác tự sát. Nếu họ không biết và không thể biết hành động của mình tạo điều kiện cho nạn nhân tự sát thì không phạm tội này.
b. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Hậu quả của việc tự sát thông thường là chết người. Tuy nhiên đối với tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát thì hậu quả nạn nhân chết là không bắt buộc. Việc nạn nhân có chết từ hành động tự sát hay không chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, không có ý nghĩa trong định tội danh để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.
Người phạm tội thực hiện hành vi của mình đều do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân, thấy trước được hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát nhất định hoặc có thể dẫn đến nạn nhân tự sát và mong muốn hoặc bỏ mặc cho việc tự sát xảy ra. Nếu nạn nhân bị chết thì cái chết của nạn nhân chỉ là hậu quả gián tiếp do hành vi xúi giục hoặc giúp đỡ nạn nhân của người phạm tội chưa không phải là hậu quả trực tiếp. Vì vậy, không nên xét lỗi của người phạm tội đối với cái chết của nạn nhân.
Về phía nạn nhân
Cũng tương tự như trường hợp bức tử, nạn nhân bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy xuống sông, đâm vào bụng, bắn vào đầu v.v… Nếu nạn nhân tuy muốn chết nhưng lại không thực hiện hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình mà nhờ người khác giúp thì không phải là giúp người khác tự sát mà người có hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự.
Tội xúi giục người khác là hành vi cố ý thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ, hành vi này có thể là những hành vi như kích động người khác tự sát, dụ dỗ, lừa dối người khác tự sát...
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan:
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|