Luật Đấu thầu 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013, Luật bao gồm 13 chương, 96 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.
So
với Luật Đấu thầu 2005, Luật Đấu thầu 2013 có 10 điểm mới cơ bản được điều chỉnh,
đặc biệt trong đó việc điều chỉnh đối với cả các dự án có sử dụng vốn nhà nước
dưới 30% nhưng có giá trị trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. Các
trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu được quy định lại, bỏ các trường hợp
chỉ định do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.
Thứ nhất, ưu tiên phát triển nguồn lực trong
nước
Luật
Đấu thầu năm 2013 đã chú trọng ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội
cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong
nước, ưu đãi đối với nhà thầu và hàng hóa sản xuất trong nước nhằm thực hiện chủ
trương của Bộ Chính trị về “Khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt
Nam” đồng thời từng bước giúp nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, tự chủ, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để tiến tới
trở thành nhà thầu độc lập thực hiện các gói thầu lớn, công nghệ cao, phức tạp
không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục hành chính
trong đấu thầu
Luật
Đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa thủ tục
hành chính trong hoạt động đấu thầu theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày
2/6/2010 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ , đồng thời
quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với từng trường hợp
cụ thể.
Thứ ba, về Phương pháp đánh giá Hồ sơ dự thầu
(HSDT)
Luật
quy định rõ phương pháp đánh giá HSDT theo từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó,
Luật cũng bổ sung một số phương pháp mới trong đánh giá HSDT nhằm đa dạng hóa
phương pháp đánh giá để phù hợp với từng loại hình và quy mô của gói thầu, đồng
thời khắc phục tình trạng bỏ thầu giá thấp nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm
để thực hiện gói thầu.
Thứ tư, Mua sắm tập trung
Luật
quy định hình thức mua sắm tập trung để áp dụng rộng rãi trong công tác đấu thầu.
Theo hình thức này, thay vì tổ chức mua sắm ở hàng trăm cơ quan khác nhau thì
cơ quan mua sắp tập trung sẽ chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm chuyên nghiệp một
lần. Hình thức này không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động mua sắm
mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức
mua sắm, đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước và khuyến khích nhà thầu
nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Thứ năm, mua thuốc và vật tư y tế
Luật
Đấu thầu năm 2013 có một mục riêng quy định về thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn
nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh và nguồn
thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập. Riêng đối với đấu thầu mua thuốc,
quy định bổ sung hình thức đàm phán đánh giá đối với gói thầu mua thuốc chỉ có
từ một đến hai nhà sản xuất, thuộc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời
gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác theo quy định của Chính phủ.
Thứ sáu, Lựa chọn nhà đầu tư
Luật
bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về thủ tục, phương pháp lựa chọn nhà đầu
tư trên cơ sở tổng hợp các thông lệ quốc tế tốt và rút kinh nghiệm từ thực tiễn
lựa chọn nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án kết cấu hạ
tầng và dịch vụ công cộng tại Việt Nam trong thời gian qua. Đi đôi với giải
pháp phát triển quyết liệt để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác
công tư (PPP) nhằm thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư công, quy định này góp phần tạo
cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư một cách minh bạch,
cạnh tranh; xây dựng niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại Việt
Nam.
Thứ bảy, hợp đồng trong đấu thầu
Luật
Đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và
quản lý hợp đồng; quy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản, khi quyết
định áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh thì người
phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo loại hợp đồng này phù hợp hơn
so với hợp đồng trọn gói.
Thứ tám, Phân cấp trong đấu thầu
Khác
với Luật Đấu thầu năm 2005, Luật Đấu thầu năm 2013 phân cấp triệt để việc quyết
định hình thức chỉ định thầu cho Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp mà không yêu cầu trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định. Để việc phân cấp gắn với trách nhiệm giải trình,
tránh khép kín trong đấu thầu, Luật Đấu thầu năm 2013 đã bổ sung quy định về
trách nhiệm giải trình của người dân có thẩm quyền, chủ đầu tư trong quá trình
tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Thứ chín, giám sát về đấu thầu
Luật
cũng bổ sung quy định về yêu cầu giám sát của cộng đồng trong quá trình lựa chọn
nhà thầu và thực hiện hợp đồng, bổ sung trách nhiệm về giám sát của người có thẩm
quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đồng thời quy định rõ trách nhiệm
của cá nhân đối với từng hoạt động trong quá trình đấu thầu để có cơ sở quy định
chế tài xử lý vi phạm tương ứng với từng hành vi vi phạm.
Thứ mười, xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
Nhằm
tăng cường chế tài xử lý vi phạm trong đấu thầu, Luật Đấu thầu năm 2013 đã bổ
sung một số hành vi bị cấm trong đấu thầu, đồng thời quy định thêm biện pháp xử
phạt đối với cá nhân được giao trách nhiệm xử phạt nhưng không tuân thủ quy định,
các biện pháp phạt bổ sung như đăng tải công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm
trên Báo đấu thầu, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên các phương tiện
thông tin đại chúng, buộc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu
hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định.
Luật
Đấu thầu 2013 có hiệu lực thi hành, được kỳ vọng là sẽ cải thiện rõ rệt trong
quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu nói riêng, góp phần tăng cường hiệu quả
sử dụng vốn của Nhà nước nói chung trong thời gian tới.
Luật đấu thầu số
43/2013/QH13
Bộ luật lao động năm 2012
|
Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009
|
Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ...
|
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
|
Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
|
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
Phần hết hiệu lực: Chương VIII gồm các điều từ Điều 67 đến Điều 78 và Điều 105 (quy định tại khỏan 1 điều 51 Luật nuôi con nuôi)
|
Luật đất đai 2013
Ngày có hiệu lực: 1/7/2014
|
Bộ luật tố tụng hình sự 2003
Bộ luật tố tụng hình sự 2003
|
Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
|
Luật doanh Nghiệp 2013
Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, có hiệu...
|