Thời gian gần đây báo chí đưa tin khá nhiều trường hợp cha mẹ bỏ rơi chính con đẻ của mình. Đây không chỉ là nỗi bất hạnh của bản thân các em; nỗi đua xót của gia đình, người thân mà còn là gánh nặng cho xã hội, Chính vì thế để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, pháp luật nước ta đã có các quy định rõ ràng về việc bỏ rơi trẻ em.
1, Cơ sở pháp lý:
- - Luật Con nuôi số
52/2010/QH12
- - Luật bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục trẻ em
- - Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014
2, Nội dung
Luật
Con nuôi số 52/2010/QH12 tại Điều 15 quy định: “UBND cấp xã nơi phát hiện trẻ
em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nhận nuôi trẻ em,
nếu có người nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
phát hiện trẻ xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, nếu không có
người nhận trẻ làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng”.
Việc
bỏ rơi con cho thấy cha mẹ đã có hành vi vi phạm pháp luật. Theo
quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì trẻ em không phân biệt
giới tính, con trong giá thú hay ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi,con chung, con
riêng, không phân biệt tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,..đều được bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục; Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi con.
Theo
Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2014 cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Thứ nhất, về trách
nhiệm hành chính:
Nghị
định 144/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo
trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định rõ tại Điều 22 quy định mức
xử phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng
con sau khi sinh; cha mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng,
cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công
cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh
sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em không
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Biện
pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
theo quy định pháp luật đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi vi phạm.

(ảnh nguồn: internet)
Thứ hai, về
trách nhiệm hình sự:
Nếu như trong trường hợp chẳng may đứa trẻ bị
chết khi bỏ rơi thì trách nhiệm của các bậc cha mẹ được phân ra các trường hợp
như sau:
- Trường hợp 1: nếu như đứa trẻ bị bỏ rơi chưa
được 7 ngày tuổi
Tội giết con
mới đẻ (theo Điều 94 Bộ luật Hình sự)
Nếu đứa trẻ
dưới bảy ngày tuổi, người mẹ bỏ rơi con dẫn đến hậu quả đứa trẻ tử
vong thì hành vi sẽ cấu thành tội giết con mới đẻ theo quy định tại Điều 94 Bộ
luật Hình sự: “ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc
trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó
dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo, không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
- Trường hợp 2: nếu đứa trẻ bị bỏ rơi trên 7 ngày
tuổi.
Nếu như đứa trẻ
bị bỏ rơi trên 7 ngày tuổi thì tùy theo việc xác định mức độ lỗi của
người bỏ rơi con có thể cấu thành Tội giết người (theo Điều 93 Bộ luật Hình sự)
hoặc Tội Vô ý giết người (theo Điều 98 Bộ luật hình sự).

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)