Trong những ngày vừa qua dư luận không khỏi nóng hổi về những vụ việc biểu tình tại Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh. Vậy người dân đã hiểu đúng và đủ về quyền biểu tình này hay chưa?
Biểu tình là một trong những quyền cơ bản của công dân. Ở các nước, quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp, và đã được cụ thể hóa bằng văn bản luật. Ở Việt Nam, quyền biểu tình cũng được ghi nhận ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam - Hiến pháp năm 1946 cũng như Hiến pháp hiện hành - Hiến pháp năm 2013. “Quyền biểu tình” của công dân được nhắc đến trong Điều 25 Hiến pháp 2013:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Theo định nghĩa của cuốn Đại Từ điển tiếng Việt, “biểu tình là tụ họp với nhau lại hoặc diễu hành trên đường phố để biểu thị ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng, thường nhằm mục đích gây sức ép gì đó: biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh, biểu tình chống khủng bố”
Dấu hiệu của biểu tình:
- Biểu tình là hành động bất bạo lực;
- Biểu tình có sự tham gia một số lượng người nhất định;
- Biểu tình nhằm thể hiện quan điểm của người tham gia biểu tình về một vấn đề nào đó.
Mục đích của biểu tình:
Biểu tình là một trong những hình thức để người dân thể hiện ý chí, phản ánh quan điểm và công khai gửi đến Nhà nước. Biểu tình là một trong số các quyền tự do dân chủ của công dân.
Quyền biểu tình có mối quan hệ mật thiết với quyền tự do ngôn luận. Quyền tự do ngôn luận là quyền được tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau như: tìm kiếm, chia sẻ thông tin, tư tưởng và biểu đạt những tư tưởng đó. Trong số những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận thì hoạt động biểu tình là một phần trong đó. Bởi vì, biểu tình là hình thức tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của một nhóm người (những cá nhân) trước một vấn đề hay sự kiện nào đó. Nhưng hoạt động biểu tình bày tỏ quan điểm, ý kiến ở góc độ lớn hơn, tập hợp được nhiều quan điểm mang tính tập thể hơn. Do vậy, biểu tình chính là một hình thức của tự do ngôn luận.
Tuy nhiên hiện nay lại có không ít đối tượng nhận thức sai lầm biểu tình đồng nghĩa với những hoạt động như: “bạo động”, “bạo loạn”. Những đối tượng chống phá Nhà nước đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết người dân tuyên truyền, kêu gọi người dân biểu tình với mục đích trá hình thực hiện hành vi “bạo động, bảo loạn” “ tuyên truyền chống phá chính quyền Nhà nước” của mình.
Biểu tình là để nói lên những quan điểm, mong muốn, ý chí của tập thể. Biểu tình không phải để đả đảo hay chống phá chính quyền, nhà nước.
Tự do ngôn luận, tự do hội họp là quyền cơ bản của mỗi công dân Quyền này được pháp luật ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ nhưng phải là tự do trong khuôn khổ, tự do theo đúng pháp luật. Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chúng ta sống, học tập và làm việc theo pháp luật. Mỗi chúng ta hãy là những người dân thông thái, trang bị cho bản thân kiến thức pháp luật thật tốt; luôn có quan điểm tư tưởng vững vàng, để không bị các thế lực thù địch lợi dụng làm công cụ phá vỡ nền đôc lập, hòa bình dân tộc. Nhà nước ghi nhận cho công dân những quyền lợi nhất định thì công dân cũng phải thực hiện nghĩa vụ sao cho xứng đáng với những quyền lợi ấy. Sống là để xây dựng xã hội ngày càng phát triển, giàu đẹp, sống là để cống hiến và đi lên.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Có thể bạn quan tâm:
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|