Nếu làm lộ các tài liệu liên quan kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thì có thể bị quy kết phạm tội "cố ý làm lộ bí mật nhà nước".
Theo khoản 5 điều 1 Quyết định 59/2016/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 về ban hành danh mục bí mật Nhà nước độ tối mật trong ngành giáo dục và đào tạo, danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật trong ngành giáo dục và đào tạo gồm các tin, tài liệu thuộc phạm vi sau: đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án, thang điểm bài thi, địa điểm ra đề thi, địa điểm sao in đề thi và các tài liệu liên quan đến các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thi chọn học sinh giỏi các cấp, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh và thi hết môn các cấp học, bậc học, ngành học, trình độ đào tạo chưa công bố.

Người làm lộ đề thi trước hết đã vi phạm về quy chế thi và nếu là người có chức vụ, quyền hạn, người làm nhiệm vụ trong công tác thi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” quy định tại điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015
Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước.
1.Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cấu thành tội phạm của tội này đó là
Khách thể: tội phạm này xâm phạm an ninh đối nội, đối ngoại của Nhà nước thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng và bảo vệ bí mật Nhà nước .
- Mặt khách quan: điều luật quy định bốn hành vi:
+ Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước: là làm cho người khác biết được bí mật bằng mọi hình thức (lời nói, chữ viết, hình vẽ…). Tội phạm hoàn thành khi người thứ hai không có trách nhiệm biết được bí mật đó.
+ Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước: bằng nhiều hành vi (dùng vũ lực, lén lút, cướp giật, lừa đảo…). Tội phạm hoàn thành khi bí mật thoát khỏi sự quản lý của người quản lý.
+ Mua bán tài liệu bí mật Nhà nước: thể hiện ở hành vi trao đổi bằng tiền, tài sản, sao chép… Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi mua hoặc bán nội dung tài liệu bí mật, không cần tài liệu bí mật được trao cho người mua mà chỉ cần hai bên mua bán đã thỏa thuận được việc mua bán đó (người mua nhận tài liệu hoặc sao chép tài liệu đó, người bán nhận tiền, tài sản có giá trị).
+ Tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước: bằng mọi hành vi làm cho bí mật bị mất đi một phần hoặc toàn bộ, không thể khôi phục được hoặc khôi phục rất tốn kém. Tội phạm hoàn thành khi bí mật bắt đầu bị huỷ.
- Mặt chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Nếu khi thực hiện hành vi, người phạm tội có mục đích chống chính quyền nhân dân thì cấu thành các tội phạm khác trong chương quy định các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, như tội gián điệp.
- Chủ thể: là người có trách nhiệm quản lý bí mật Nhà nước (hành vi “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”) hoặc bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định đối với các hành vi phạm tội khác.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Bài viết liên quan:
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|