Sau khi ly hôn, nghĩa vụ của những người làm cha,làm mẹ là cấp dưỡng cho con cái khi mình không trực tiếp nuôi dưỡng con, tuy nhiên có những người có kinh tế khó khăn thì việc cấp dưỡng của học có thể được xem xét lại không?
Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014 quy định sau khi ly hôn vợ, chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho
con nếu con không chung sống với mình để đảm bảo con có điều kiện tốt nhất để
sinh sống, phát triển. Tuy nhiên không phải trường hợp nào việc cấp dưỡng cũng
giống nhau, tùy từng hoàn cảnh mỗi người mà mức cấp dưỡng khác nhau.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc cấp dưỡng
như sau:
“Điều
116 Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng
và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào
thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu
của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp
dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải
quyết”.
.jpg)
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006248 (Nguồn Internet)
Theo quy định trên, mức cấp dưỡng phải căn cứ vào khả năng
thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp
dưỡng. Người chồng hiện đang làm ăn thua lỗ, kinh tế khó khăn, việc cấp dưỡng 3
triệu/ tháng vượt quá khả năng kinh tế của chồng thì có thể thỏa thuận với vợ về
thay đổi mức cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án xem
xét giải quyết để tính lại mức cấp dưỡng cho con phù hợp với hoàn cảnh của
mình. Trong trường hợp người vợ kiện chồng ra Tòa vì không thể thực hiện cấp dưỡng
nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa xem xét hoàn cảnh của mình. Vì người chồng
không đủ điều kiện cấp dưỡng số tiền như trước chứ không phải cố ý không cấp dưỡng
nên Tòa không xử phạt chồng vì không thực hiện được nghĩa vụ cấp dưỡng.
Trường hợp kinh tế người chồng hoàn toàn không còn, rơi vào
hoàn cảnh nợ nần thì chồng có thể yêu cầu Tòa án xem xét việc không cấp dưỡng
trong một thời gian, đến khi kinh tế ổn định thì có thể cấp dưỡng lại.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Các bài viết liên quan:
Thủ tục đăng ký nhận con nuôi trong nước Ngày nay, xu hướng nhận con nuôi ngày càng tăng cao trong các gia đình Việt. Vậy, pháp luật quy định... |
Chồng chết vợ có quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản chung không? Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản... |
Hai người chung sống với nhau như vợ chồng, sau đó không sống chung với nhau thì ai được quyền nuôi con Thực tế cuộc sống có rất nhiều cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn,... |
Bố mẹ ly hôn, con ở với mẹ và ông bà ngoại nhưng mẹ mất bố có được quyền nuôi con? Trong cuộc sống có rất nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ khiến cho con trẻ chỉ được lựa chọn ở với bố hoặc... |
Cưỡng ép ly hôn bị xử lý như thế nào? Cưỡng ép ly hôn là Bắt vợ chồng phải ly hôn trong khi họ mong muốn duy trì quan hệ hôn nhân. Biểu... |