Cướp tài sản, được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý. Ngày 20/9, VKSND huyện Đắk Mil (Đắk Nông) cho biết đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với các bị can Khương, Trúc, Uyên vì hành vi đánh đập, cưới tiền của khách hàng về tội Cướp tài sản. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về tội Cướp tài sản, căn cứ vào đâu để xác định một người phạm tội Cướp tài sản.
Ngày 26/7, chị Lê Thị Thanh Huyền (31 tuổi, trú xã Đức
Mạnh, Đắk Mil) đến tiệm spa Khương Nguyễn (thị trấn Đắk Mil, do Khương làm chủ)
để làm đẹp.
Khi ra về, chị Huyền cầm nhầm chiếc điện thoại hiệu
Nokia 1208 màu đen. Sáng hôm sau, chị Huyền chạy xe máy đến tiệm spa trên để
trả lại điện thoại đó.
Khi
đến nơi, chị Huyền đã bị Khương, Trúc, Uyên dùng tay, chân, mũ bảo hiểm đánh
đập. Ba người đe dọa, buộc chị Huyền viết giấy nhận nợ 30 triệu đồng.
Không
chỉ vậy, 3 người còn ép nạn nhân mang xe máy đi cầm cố lấy 20 triệu đồng đưa
cho họ. Toàn bộ số tiền họ chia nhau tiêu xài cá nhân.
Công
an huyện Đắk Mil đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Ngày 20/9, VKSND huyện Đắk Mil (Đắk Nông) cho biết đã
phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Thanh
Khương (27 tuổi, trú xã Đức Minh), Hồ Thị Thanh Trúc (24 tuổi, trú xã Đắk Lao,
Đắk Mil); cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Hoài Uyên (25 tuổi, trú xã
Đức Mạnh) để điều tra về tội Cướp tài sản.
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6248 (Nguồn Internet)
Pháp luật quy định
về tội Cướp tài sản như sau:
1. Về cấu thành
tội phạm:
a. Khách thể mà tội phạm hướng tới
Đối với tội cướp tài sản, khách thể của
tội phạm bao gồm cả quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân, hay nói cách khác,
tội cướp tài sản là tội phạm cùng một lúc xâm phạm hai khách thể, nhưng khách
thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua việc xâm phạm đến nhân
thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ tài sản ( dùng vũ lực nhằm chiếm
đoạt tài sản ), nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội
cướp tài sản không thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được. Đây cũng là đặc trưng
cơ bản của tội cướp tài sản, nếu chỉ xâm phạm đến một trong hai quan hệ xã hội
thì chưa phản ảnh đầy đủ bản chất của tội cướp tài sản, đây cũng là dấu hiệu để
phân biệt tội cướp tài sản với các tội khác xâm phạm sở hữu và các tội mà người
phạm tội có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng
không nhằm chiếm đoạt tài sản.
b. Chủ thể thực
hiện tội phạm
Người phạm tội cướp tài sản phải là
người đủ từ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình.
c. Mặt khách
quan của tội phạm
–
Có hành vi dùng vũ lực: Là hành vi của người phạm tội dùng sức mạnh có tính vật
chất (gồm sức mạnh thể chất và sức mạnh của vật chất là công cụ phương tiện
phạm tội) tác động vào thân thể của người chủ tài sản (chủ sở hữu tài sản), hoặc
người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm
đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại
hoặc làm tê liệt ý chí kháng cự hay khả năng kháng cự (như đâm chết…) của người
đó để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.
– Có hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực: Đó là
hành vi cụ thể của người phạm tội biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng
người phạm tội có thể sử dụng vũ lực (khi bắn, chém…) ngay tức khắc nếu người
bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhằm
làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị tấn công.
– Có hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự: Được hiểu là hành vi
mà người phạm tội có thể thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc
hành động khác với những thủ đoạn khác nhau (như cho uống thuốc mê, dùng vũ khí
giả để uy hiếp…) với mục đích làm cho người bị tấn công bị tê liệt ý chí
kháng cự để chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm của dạng hành vi này, người phạm tội
không tác động bằng sức mạnh vật chất vào người bị tấn công mà dùng các thủ
đoạn tinh vi để tác động vào thể chất, tinh thần của người bị hại.
d. Mặt chủ quan
của tội phạm
Người thực hiện
tội phạm thực hiện với lỗi cố ý.
2. Quy định của
pháp luật
"Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có
thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
........................
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng/"
Với hành vi của
mình thì các đối tượng Khương, Trúc, Uyên có thể sẽ phải chịu trách nhiệm với tội
Cướp tài sản theo quy định tại Điều 171 Bô luật hình sự 2015. Dựa vào kết luận của cơ quan điều tra, tùy
tính chất, mức độ, hành vi mà 3 đối tượng trên sẽ phải chịu mức hình phạt hợp
lý cho hành vi của mình theo quy định của từng khung hình phạt.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Khánh Ly.
Đi đám cưới về, nam thanh niên ép người yêu ra nghĩa địa làm “chuyện người lớn” Tội hiếp dâm là tội phạm xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người phụ nữ. Pháp luật cấm... |
Điều cần làm trước khi quan hệ tình dục với người yêu: Bạn sẽ an toàn Nhiều người cho rằng là người yêu thì quan hệ tình dục không có gì sai trái, phạm luật. Tuy nhiên... |
Giết mẹ già 88 tuổi, hành hung vợ và kết thúc bằng việc tự sát tại Bắc Giang Vụ nghi phạm giết mẹ già vì không muốn chăm sóc tại Quảng Ngãi ngày 01/08 vừa qua chưa hết bàng... |