Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Như vậy, trong trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn, con chung sống với mẹ thì con chung có được hưởng di sản của người cha không? Dưới đây, luật Hồng Thái sẽ giải đáp những thắc mắc đó.
Câu hỏi:
Xin chào luật sư, hai vợ chồng tôi đã ly hôn, con chung do
tôi nuôi. Vừa qua, sau một thời gian bị bệnh nặng chồng cũ của tôi đã không qua
khỏi. Vậy, tôi muốn hỏi Luật sư rằng con tôi có được thừa kế phần di sản của bố
không khi cháu đang ở với tôi? Tôi cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi
tư vấn đến Luật Hồng Thái. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến
tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
2. Nội dung tư vấn
-
Trường hợp thứ nhất, chồng cũ của bạn
có để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo di chúc. Nếu chồng bạn trong di
chúc để lại toàn bộ tài sản cho con chung thì sẽ được thừa kế toàn bộ tài sả.
Trong trường hợp để lại di chúc cho nhiều người thì con bạn chỉ được hưởng phần
tài sản tương đương đã được định đoạt trong di chúc.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn Internet)
-
Trường hợp thứ hai, chồng cũ của bạn mất
nhưng không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật dân sự
2015, những người được thừa kế theo quy định của pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a)
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;........”
Theo
đó, con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được thừa kế di sản của cha, mẹ trong
trường hợp cha, mẹ mất nhưng không để lại di chúc. Việc ly hôn chỉ làm chấm dứt
quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng chứ không làm chấm dứt quan hệ cha con, mẹ
con. Do đó, sau khi ly hôn thì con chung vẫn có quyền thừa kế di sản theo pháp
luật của bố hoặc mẹ, cho dù con không ở với người đó.
Mặt
khác, quyền của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn cũng được quy định cụ thể theo
quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có
quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động
và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự
và các luật khác có liên quan.”.
Như
vậy, cho dù có ly hôn thì con chung vẫn được hưởng di sản của người cha đã mất.
Tùy thuộc vào những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì con của bạn
sẽ nhận được phần di sản tương ứng.
Trên
đây là tư vấn của Luật Hồng Thái về vấn đề mà bạn quan tâm.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Khánh Ly.
Bị đánh, ép ký giấy nợ 30 triệu vì cầm nhầm điện thoại Nokia 1208. Có hay không phải trả khoản nợ đã ký? 3 người đe dọa, buộc chị Huyền viết giấy nhận nợ 30 triệu đồng và lấy xe chị Huyền đến tiệm cầm đồ... |
Những điều kiện cần biết khi lập di chúc bằng văn bản Để tránh tình trạng những bản di chúc văn bản bị vô hiệu, không hợp pháp, Công ty Luật TNHH Hồng... |
Nghĩa vụ phát sinh do thực hiện công việc không có ủy quyền Trong quan hệ dân sự, khi con người không thể thực hiện được một công việc, cần một người thay thế... |
Cho mượn xe gây tai nạn, ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi l |