3 người đe dọa, buộc chị Huyền viết giấy nhận nợ 30 triệu đồng và lấy xe chị Huyền đến tiệm cầm đồ để cầm lấy 20 triệu đồng. Vậy giấy viết nợ trên có hiệu lực hay không?
Được biết,
ngày 26/07, chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1987, trú xã Đức Mạnh, Huyện Đăk Mil) đến
tiệm Spa Khương Nguyễn để làm đẹp. Khi ra về chị Huyền có cầm nhầm chiếc điện
thoại Nokia 1208 màu đen. Hôm sau, chị Huyền đến tiệm Spa Khương Nguyễn trả lại
điện thoại cầm nhầm thì bị Nguyễn Thị Thanh Khương (SN 1991) và Hồ Thị Thanh
Trúc (SN 1994) và Nguyễn Thị Hoài Uyên (SN 1993) dùng chân, tay, mũ bảo hiểm
xông tới đánh.
(Nguồn: Internet)
Tiếp đó, 3
người đe dọa, buộc chị Huyền viết giấy nhận nợ 30 triệu đồng và lấy xe chị Huyền
đến tiệm cầm đồ để cầm lấy 20 triệu đồng. Số tiền cầm đồ xe trên đã được
Khương, Trúc, uyên chia nhau.
VKSND huyện
Đắk Mil (Đắk Nông) cho biết, cơ quan điều tra và khởi tố bị can, lệnh bắt tạm
giam đối với Khương và Trúc để điều tra hành vi cướp tài sản. Đồng thời cấm đi
khỏi nơi cư trú đối với Uyên do liên quan đến vụ việc đánh và ép ký giấy nợ
trên.
Xét về hiệu
lực của giấy ghi nợ 30 triệu mà Chị Huyền bị ép viết, pháp luật dân sự điều chỉnh
vấn đề này như sau:
Việc ký giấy
ghi nợ là một giao dịch dân sự, làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, để
giao dịch dân sự có hiệu lực thì cần đáp ứng những điều kiện tại khoản 1 Điều
117 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi
có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân
sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự
hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch
dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Nhận thấy, trong trường hợp trên chị Huyền bị đánh đập, đe dọa,
ép viết giấy ghi nợ, hoàn toàn không thể hiện sự tự nguyện trong giao dịch này.
Chính vì vậy, việc nhóm 3 người là Khương, Trúc, Uyên ép chị Huyền viết giấy
ghi nợ là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Theo đó, giấy ghi nợ 30
triệu đồng sẽ không có hiệu lực. Cụ thể, Điều 127 Bộ luật Dấn sự 2015 quy định
về giao dịch dấn sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau:
“...Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch
dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải
thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là
02 năm kể từ này người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng
ép. Khi giao dịch được tuyên vô hiệu thì không làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ kể
từ thời điểm giao dịch được xác lập.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Vận động viên có được miễn nghĩa vụ quân sự Thực tế có rất nhiều trường hợp, nhiều vận động viên đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự nhưng vẫn không... |
Thủ tục cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp Các trang thông tin điện tử tổng hợp muốn hoạt động cần phải được cấp phép. Để được cấp giấy phép,... |