Hiện nay, Tòa án có quyền xét xử kín những chưa thực sự cụ thể các trường hợp đó dẫn đến thực tế việc xét xử kín bị cáo là người dưới 18 tuổi được áp dụng không thống nhất, các phiên xét xử của toà án hầu hết là công khai, nhiều vụ án còn được xử lưu động. Điều này để lại tác động rất xấu đến sự phát triển sau này của họ, khiến họ mang nặng cảm giác xấu hổ và bị kì thị.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ người bị hại dưới 18, Bộ luật Tố
Tụng Hình sự 2015 quy định: “Trường hợp đặc
biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người
dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự
thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.”. Hiện nay, Tòa
án có quyền xét xử kín những chưa thực sự cụ thể các trường hợp đó dẫn đến thực
tế việc xét xử kín bị cáo là người dưới 18 tuổi được áp dụng không thống nhất,
các phiên xét xử của toà án hầu hết là công khai, nhiều vụ án còn được xử lưu động.
Người dân và phóng viên báo chí được tự do vào dự, viết bào đưa tin về nội dung
vụ án, nêu rõ danh tính bị cáo, kể cả những vụ án xâm hại tình dục mà bị báo, bị
hại đều là người dưới 18 tuổi. Điều này để lại tác động rất xấu đến sự phát triển
sau này của họ, khiến họ mang nặng cảm giác xấu hổ và bị kì thị.
Để làm rõ vấn đề này, Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi
tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi
thuộc thẩm quyền của tòa gia đình và người chưa thành niên. Thông tư được Tòa
án nhân dân tối cao ban hành ngày 21/09/2018 và bắt đầu có hiệu lực vào
01/12/2018 có những điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
-
Bị
cáo là người dưới 18 tuổi
-
Người
bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý
-
Người
cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh
như những người dưới 18 tuổi khác
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Thứ hai, xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người
dưới 18 tuổi. Khi
xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi, Tòa án phải
thực hiện theo quy định sau:
-
Việc
tổ chức phiên tòa và bảo vệ phiên tòa thực hiện theo quy định tại Thông tư
02/2017/TT-TANDTV về Quy chế tổ chức phiên tòa.
-
Đối
với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo
hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; đối với những vụ án khác có
yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời
tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải
tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
-
Không
xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới
18 tuổi.
Ngoài việc tuân thủ các quy định trên, đối với những vụ án
hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại
Phòng xét xử thân thiện thì Tòa án cần phải đảm bảo:
-
Phòng
xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18
tuổi
-
Thẩm
phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo
choàng)
Thứ ba, việc tham gia
phiên tòa của người đại diện, nhà trường, cơ quan, tổ chức. Thông tư cũng nêu rõ những người
sau đây phải có mặt tại phiên tòa theo quyết định của Tòa án: Người đại diện cảu
người dưới 18 tuổi; đại diện nhà trường, đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người
dưới 18 tuổi lao động, sinh hoạt.
Trường hợp những người này vắng mặt lần thứ nhất hoặc vắng mặt
lần thứ hai vì lý do bất khả kháng, do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn
phiên tòa. Trường hợp vắng mặt lần thứ hai không vì lý do bất khả kháng hoặc
không do trở ngại khách quan nhưng để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới
18 tuổi thì Tòa án cũng có thể hoãn phiên tòa.
Thứ tư, việc tiếp xúc giữa người bị hại là người dưới 18 tuổi
với bị cáo. Trong
quá trình xét xử vụ án, Hội đồng xét xử phải cách ly người bị hại là người dưới
18 tuổi với bị cáo trong những trường hợp sau đây:
-
Những
vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc
bị mua bán;
-
Những
vụ án có người bị hại là người dưới 10 tuổi;
-
Những
vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi hoặc người đại diện của họ và Hội
đồng xét xử xét thấy cần phải cách ly để bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới
18 tuổi.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Các bài viết liên quan:
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|