Người giúp việc trộm cắp tài sản của gia chủ đã không còn là vấn đề mới. Song tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến với thủ đoạn tinh vi hơn. Những vụ trộm của osin dưới đây sẽ là bài học quý giá cho không ít gia đình.
Ngày 5/10, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM cho biết vừa
khởi tố, bắt tạm giam nghi can Lê Thị Thủy (SN 1981, quê An Giang) để điều tra
về hành vi “Trộm cắp tài sản”. Thủy chính là nghi can gây ra vụ trộm gần
900 triệu đồng của chị Phạm Thị Hồng T. (ngụ quận 3) cách đây hơn 1 năm mà báo
chí đã thông tin.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248
Sau gần 1 năm vào cuộc điều tra, lần theo các manh mối, mới
đây cơ quan công an phát hiện một người giúp việc ở Bình Dương có đặc điểm nhận
dạng giống với đối tượng đã thực hiện vụ trộm tài sản ở nhà chị T. nên mời về
trụ sở làm việc. Trước những chứng cứ rõ ràng, nghi phạm đã thừa nhận hành vi phạm
tội của mình.
Theo đó, để thực hiện ý đồ trộm cắp, Thủy đặt làm giả chứng
minh nhân dân và 1 sổ hộ khẩu photo chứng thực sao y đúng bản chính để chuẩn bị
cho việc ngụy trang lai lịch. Sau khi có giấy tờ giả, Thủy lên trang mạng xã hội
“Chợ Tốt” đăng tin tìm việc làm.
Với cách thức trên, từ năm 2016 đến năm 2018, Thủy đã thực hiện
thành công thêm 4 vụ trộm khác trên các địa bàn quận 3, Bình Tân và tỉnh Bình
Dương với tài sản lấy cắp lên tới hàng chục cây vàng cùng nhiều ngoại tệ giá trị
lớn.
Đáng chú ý, mỗi nhà Thủy chỉ làm từ 1 đến 2 ngày là ra tay
gây án.
Cụ thể, khi làm việc tại nhà chị N. được 2 ngày, Thủy lợi dụng
chị N. đi vắng nên đã vào phòng ngủ lục trong hộc tủ lấy 1 túi vải bên trong có
nhiều nhẫn vàng khoảng 2 lượng, 2 sợi dây chuyền vàng 24K khoảng hơn 2 chỉ, 1 lắc
tay vàng 24K có đính đá cẩm thạch màu xanh, 2 sợi dây chuyền vàng 18K, 1 huy hiệu
bằng vàng 24K trọng lượng 2 chỉ, 1 đôi bông tai, 300 đô la Canada và 3 triệu đồng
rồi bỏ trốn. Thủy mang số vàng và ngoại tệ đi bán ở nhiều nơi được số tiền trên
100 triệu đồng rồi tiêu xài, đánh đề hết.
Đến khoảng tháng 5/2017, Thủy làm giả 1 chứng minh nhân dân
nhân tên Trần Thị Ngọc Lan (sinh năm:1987; Nơi ĐKTT: Minh Tân, Dầu Tiếng, tỉnh
Bình Dương) và một sổ hộ khẩu photo giả chứng thực sao y đúng với bản chính rồi
đến nhà chị Phạm Thị Liên T. ở đường Điện Biên Phủ (phường 3, quận 3) xin làm
người giúp việc để trộm cắp tài sản.
Vào làm việc được 1 ngày, Thủy lợi dụng vợ chồng chị T. đi vắng
nên vào phòng để tìm tài sản. Thủy phát hiện két sắt nằm bên trái phòng, Thủy bấm
#123456# thì khóa từ tự động mở (Thủy đã nghiên cứu trước đó trên mạng), Thủy lục
trong két sắt lấy 2 sợi dây chuyền vàng 9999, trọng lượng mỗi sợi là 1 lượng,
11 lắc tay vàng 24 k, trọng lượng 5 chỉ, 1 lắc tay vàng 18k, trọng lượng hơn 1
chỉ và 100USD. Sau đó, Thủy rời khỏi nhà chị T. và trốn về Dĩ An, Bình Dương sống.
Số tài sản trên Thủy mang cầm cho tiệm vàng ở chợ Thông Dụng - Dĩ An, Bình
Dương sau đó không có tiền chuộc nên bán đứt được gần 80 triệu đồng rồi tiêu
xài và đánh số đề hết.
Vụ gần nhất là vào ngày 2/7, Thủy dùng CMND giả mang tên
Trương Thị Thu Hà xin vào làm giúp việc tại nhà chị Nguyễn T.D.T. (SN 1992; ngụ
Dĩ An, Bình Dương). Mới vào làm chưa được 2 ngày nhưng Thúy đã mở két sắt trộm
hơn 250 triệu đồng, 1 lắc tay và 1 nhẫn vàng rồi bỏ trốn.
Hiện vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.4248 (Nguồn: Internet)
Về mặt pháp lý, tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều
173 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, được định nghĩa là hành vi
lén lút, lợi dụng sơ hở mất cảnh giác của người quản lý tài sản, chiếm đoạt tài
sản. Tội phạm này có các cấu thành cơ bản như sau:
1. Chủ thể của tội phạm: Là người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự.
2. Khách thể của tội phạm: Tội trộm cắp tài sản chỉ xâm phạm
đến quan hệ sở hữu, mà không xâm phạm đến quan hệ về nhân thân. Đây là điểm
khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật
tài sản, bởi trong cấu thành tội trộm cắp tài sản nhà làm luật không quy định
thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.
3. Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan: là hành vi "chiếm đoạt" tài sản,
nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây là chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn
lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng vào hoàn
cảnh khách quan khác nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà
người quản lý tài sản không biết.
- Hậu quả pháp lý: hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt
hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
4. Mặt chủ quan của tội phạm: Tội trộm cắp tài sản cũng được
thực hiện do cố ý, mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài
sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp
tài sản.
Như vậy, đối với hành vi trộm cắp tài
sản của Lê Thị Thủy nêu trên, cơ quan điều tra cần xác định các tình tiết vụ án
cũng như giá trị tài sản bị chiếm đoạt để có khung hình phạt hợp lý. Tuy nhiên,
Lê Thị Thủy có thể đối mặt với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến
20 năm theo Khoản 4 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 khi chiếm đoạt tài sản trị
giá 500.000.000 đồng trở lên.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Phạm Vân.
Hotgirl Ngọc Miu đối mặt với mức án tử hình Từ 1 hotgirl nổi tiếng, xinh đẹp Ngọc Miu trượt dài, trở thành người tình, trợ thủ đắc lực của tay... |
Để chó cắn chết người, chủ có bị đi tù? Chó là loại động vật rất thông minh, trung thành và rất biết giữ nhà nên được nhiều gia đình chọn... |
Cụ già 83 tuổi bị đánh gãy cả 2 tay chỉ vì đi thể dục quá sớm Liên quan đến vụ cụ ông 83 tuổi bị hàng xóm đánh gãy 2 tay vì đi thể dục quá sớm khiến chó sủa, pháp... |