Tình tiết "Phạm tội 02 lần trở lên". Tình tiết này trong BLHS năm 2015 được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết định khung hình phạt trong rất nhiều tội phạm quy định tại các điều của các chương khác nhau mà trong một số điều luật thì tình tiết này có sự thể hiện nội dung và ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, Điểm d khoản 1 Điều 134 tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác"; Điểm d khoản 2 Điều 141 tội "Hiếp dâm"; Điểm e khoản 2 Điều 142 tội "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi"; Điểm b khoản 2 Điều 143 về tội "Cưỡng dâm";…
Phạm tội 02 lần trở lên hiểu như thế nào
cho đúng
Tình tiết “Phạm tội 02 lần trở
lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Tình tiết này trước đây
trong BLHS năm 1999 được ghi nhận là “ phạm tội nhiều lần” (điểm g khoản 1 Điều
48). Theo xu hướng cụ thể hóa các quy định trong BLHS, các nhà làm luật đã sử đổi
thành “Phạm tội 02 lần trở lên”. Về nội dung, ý nghĩa của tình tiết này hoàn
toàn không có sự thay đổi, chỉ khác biệt về cách diễn đạt. Phạm tội từ 02 lần
trở lên được hiểu là trước lần phạm tội này, người phạm tội đã thực hiện tội phạm
ít nhất một lần trước đó và chưa bị xét xử. Hành vi phạm tội lần này là sự lặp
lại tội mà người đó đã phạm trước đó nên thể hiện mức độ nguy hiểm cao hơn trường
hợp bình thường. Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào số lần phạm tội
trước đó cũng như tính chất mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà người đó đã thực
hiện trong từng lần.
Tổng đài tư vấn pháp luật Hình sự 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Đặc điểm của tình tiết "Phạm tội 02 lần
trở lên"
Về bản chất, phạm
tội 02 lần trở lên có các đặc điểm sau:
-
Phạm tội 02 lần trở
lên là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động
đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau.
-
Nếu tách ra từng hành
vi phạm tội riêng lẽ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm
độc lập.
-
Tất cả các hành vi
phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng BLHS
(ví dụ cùng là tội trộm cắp, hiếp dâm...), có thể cùng một khoản, cũng có thể
phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật.
-
Các hành vi phạm tội
đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị các cơ quan có thẩm
quyền xử lý theo quy định của pháp luật, như: Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ
án... và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án.
-
Nếu điều luật có quy
định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.
Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng tình tiết “tăng nặng phạm
tội 02 lần trở lên” vào từng trường hợp cụ thể
không phải đều giống nhau và tùy theo các tội phạm cụ thể nên nội dung, ý nghĩa
của tình tiết này có thể khác nhau
Chẳng hạn, một người 02 lần phạm tội “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” và 02 lần phạm tội đó bị đưa ra xét xử trong cùng một lần
thì người phạm tội đó chắc chắn bị Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng định
khung “
Phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 134
BLHS 2015, trong
khi đó, một người đã 2 lần thực hiện hành vi cướp tài sản, nhưng không là trường
hợp phạm tội chuyên nghiệp, lần phạm tội trước đó do may mắn trốn thoát, Tòa án
đưa ra xét xử 02 lần phạm tội này trong cùng một vụ án, theo khoản 1 Điều 168
BLHS 2015, như vậy về nguyên tắc, Tòa án chỉ được coi tình tiết
“Phạm tội 02 lần trở lên” là tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 1 Điều 52
BLHS 2015 và như vậy,
mức hình phạt cũng chỉ nằm trong khung quy định của khoản 1 của Điều luật đang
áp dụng đối với tội danh
đó, mà không được chuyển khung. Rõ ràng là không công bằng,
không bảo đảm sự bình đẳng như tinh thần của điểm b khoản 1 Điều 3 BLHS 2015 đã
quy định.
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|