Công ty Nam Hải hoạt động cho các cá nhân có nhu cầu vay tiền lấy lãi với lãi suất 20%, thời hạn vay 40 ngày. Đã có 18 trường hợp từ những người này với lãi suất cao.
Ngày 19-10, Công an quận Sơn Trà cho biết đang củng cố hồ sơ
để xử lý Đỗ Ngọc Hiếu (19 tuổi, quê Hải Phòng), Nguyễn Vạn Kim (23 tuổi, quê Quảng
Ngãi), Nguyễn Trọng Tuấn (22 tuổi quê Hà Tĩnh) về hành vi cho vay nặng lãi.
Trước đó, chiều 15-10, đội Cảnh sát hình sự Công an quận Sơn
Trà phối hợp cùng công an phường Mân Thái kiểm tra hành chính công ty tư vấn
tài chính Nam Hải tại số 145 Lê Văn Thứ. Qua kiểm tra, Công an phát hiện bên
trong công ty Nam Hải có nhiều sổ sách, giấy tờ liên quan đến hoạt động cho vay
tiền lấy lãi của công ty này.
Hiếu, Kim, Tuấn thừa nhận họ được một người đàn ông tên Nguyễn
Anh Tuấn (chưa rõ lai lịch) thuê làm việc trong công ty. Công ty Nam Hải hoạt động
cho các cá nhân có nhu cầu vay tiền lấy lãi với lãi suất 20%, thời hạn vay 40
ngày. Đã có 18 trường hợp từ những người này với lãi suất cao.
Hiếu, Kim, Tuấn thừa nhận họ được một người đàn ông tên Nguyễn
Anh Tuấn (chưa rõ lai lịch) thuê làm việc trong công ty. Công ty Nam Hải hoạt động
cho các cá nhân có nhu cầu vay tiền lấy lãi với lãi suất 20%, thời hạn vay 40
ngày. Đã có 18 trường hợp từ những người này với lãi suất cao.
Nhóm đối tượng cho vay tiền với lãi suất "cắt cổ" (Nguồn: Internet)
Xét về mặt pháp luật, “lãi nặng” được hiểu như thế nào?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lãi suất cho vay do
các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên, để đảm bảo trật tự quản lý tín dụng Nhà nước,
đảm bảo lợi ích của người đi vay, Khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định
mức lãi suất tối đa như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất
theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp
luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất
của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói
trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn
được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Như vậy lãi suất cho vay các bên có thể thỏa thuận nhưng
không vượt quá 20%/ năm. Tức là các bên chỉ có thể áp dụng mức lãi suất tối đa
đối với khoản tiền bạn vay là 1,6665%/tháng.
Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về "tội cho vay
lãi nặng trong giao dịch dân sự". Theo đó, các yếu tố cấu thành tội cho vay lãi
nặng trong giao dịch dân sự gồm:
Thứ nhất, mặt chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội cho vay
lãi nặng là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, là người từ đủ 16
tuổi trở lên. Nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý công
quỹ và dùng công quỹ cho vay lãi nặng mang tính chất bóc lột thì vẫn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội này với tình tiết tăng nặng quy định tại điểm c, Khoản
1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.
Thứ hai, mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện
do lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi cho vay nặng lãi của mình là người
nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi mà vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Động cơ
phạm tội là vụ lợi nhằm thu lợi bất chính.
Thứ ba, khách thể của tội phạm: tội cho vay lãi nặng trong
giao dịch dân sự xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước về tín dụng
mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, xâm phạm đến lợi ích của
công dân.
Thứ tư, mặt khách quan của tội phạm
Về hành vi khách quan thể hiện qua hành vi cho người khác
vay và áp đặt mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất tối đa của Bộ Luật
Dân sự 2015, tức là từ 100%/năm trở lên thì hành vi cho vay có dấu hiệu của Tội
cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên số tiền thu lợi bất chính có
được từ hành vi này phải từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm. Đồng thời hành vi cho vay lãi nặng có tính chất chuyên bóc lột,
tức là có hoạt động cho vay với lãi suất cao thường xuyên và xem đó như là một
nghề chính và là nguồn thu nhập chủ yếu.
Về hậu quả của hành vi cho vay lãi nặng là những thiệt hại vật
chất và phi vật chất cho xã hội như tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Hậu quả trực tiếp của hành vi cho vay
lãi nặng là gây thiệt hại cho người vay, làm cho người vay phải chịu mức lãi
quá cao. Đối với tội cho vay lãi nặng, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc
của cấu thành tội phạm.
- Về số lượng tiền, tài sản cho vay nhiều hay ít không phải
là dấu hiệu cấu thành cơ bản.
- Về đối tượng cho vay là tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có
giá,...
Như vậy, về hình phạt của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch
dân sự, mức phạt tù cao nhất đối với tội này là 03 năm tù, trong trường hợp thu
lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Tội ác của người mẹ bước đầu được xác định là nghi phạm vứt con mới đẻ ở chung cư Linh Đàm Tối qua (18.10), tại chung cư HH2A, khu đô thị Linh Đàm đã xảy ra một sự việc nghiêm trọng. Người... |
Xét xử các tướng liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ Ngày 17/10, lãnh đạo TAND tỉnh Phú Thọ cho biết, dự kiến khoảng ngày 10/11 tới đây, cơ quan này sẽ... |
Liên tiếp bắt giữ nhiều vụ vận chuyển pháo trái phép qua biên giới Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là sẽ đến Tết nguyên đán nên tình hình mua bán vận chuyển trái phép... |