Hiện nay vẫn có nhiều người có thói quen “khẩu nghiệp” rất nặng, thường xuyên dùng lời lẽ thô tục xúc phạm đến danh dự nhân phẩm thậm chí là cố tình làm nhục người khác. Vậy với những hành vi trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật???
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong số
những quyền nhân thân cơ bản của con người, được ghi nhận không chỉ trong pháp
luật Việt Nam mà còn được pháp luật thế giới thừa nhận. Theo quy định tại Điều
34 Bộ luật Dân sự 2015 thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả
xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ
bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này
được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm,
uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người
đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Điều 592
Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể những thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập
thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và những thiệt hại khác do luật quy định. Ngoài
ra, người bị thiệt hại còn có thể yêu cầu người đưa ra thông tin phải bồi thường
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức
bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Việc xử lý những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người khác còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi đó, cụ thể như
sau:
1. Xử phạt hành chính
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định
về vi phạm quy định trật tự công cộng như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Có cử chỉ, lời nói
thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
2. Xử lý hình sự.
Hành vi lăng mạ, chửi rủa, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự của người khác có thể đủ yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác quy định
tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Các yếu tố cấu thành “tội làm nhục người
khác” như sau:
a. Khách thể của tội phạm: Hành vi làm nhục xâm phạm nghiêm
trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
b. Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi
xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác dưới mọi hình thức. Chỉ
coi là tội phạm khi đánh giá hành vi đó đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm,
danh dự, việc đánh giá này các cơ quan Tư pháp phải dựa vào nhiều yếu tố khác
nhau như hành vi cụ thể, tác động xã hội, đạp đức xã hội, phản ứng của dư luận,...
c. Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ
người nào, đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
d. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi
cố ý trực tiếp, mong muốn hạ thấp nhân phẩm, danh dự người khác.
Hình phạt: gồm 3 khung hình phạt:
- Khung 1: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với những hành
vi phạm tội có đủ các yếu tố cấu thành cơ bản
- Khung 2: Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu người phạm tội
thuộc một trong các trường hợp:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn;
+ Đối với người đang
thi hành công vụ
+ Đối với người dạy dỗ,
nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
+ Sử dụng mạng máy
tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
Trong điều kiện hiện nay, thông qua mạng máy tính, phương tiện
điện tử có thể loan truyền nhanh và diện rộng lớn gây thiệt hại nghiêm trọng
cho nhân phẩm, danh dự,... của người khác. Đồng thời thực tiễn vừa qua cho thấy
nhiều người do bị làm nhục mà dẫn đến trầm cảm suy sụp về tinh thần, gây rối loạn
hành vi của nạn nhân nên phải coi đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
là hợp lý.
- Khung 3: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu người phạm tội
thuộc một trong các trường hợp:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể 61% trở lên
+ Làm nạn nhân tự sát.
Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân.
Trộm chó, nam thanh niên bị đánh tử vong Gần đây, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ đánh chết kẻ trộm chó hoặc nghi ngờ kẻ bắt trộm chó.... |
Yên Bái: Em rể sát hại chị dâu rồi tự tử không thành. Mối quan hệ chị dâu và em rể là mối quan hệ khá phức tạp. Gần đây nhất, tại Yên Bái, dù là chị dâu... |
Khởi tố vụ án “Tham ô tài sản” đối với nguyên kế toán trưởng trường THPT Chuyên Bạc Liêu Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015. Nó một mặt xâm hại uy tính đúng đắn,... |