Ngày 17/10/2018, Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp. Thông tư này hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện việc tự kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức đại diện tập thể người lao động và cơ quan thanh tra lao động.
Theo Thông tư số: 17/2018/TT-BLĐTBXH, tự kiểm tra việc
thực hiện pháp luật lao động là hoạt động tự thu thập, phân tích, đánh giá việc
chấp hành các quy định của pháp luật lao động của người sử dụng lao động tại
nơi sản xuất, kinh doanh.
1. Thời gian tổ chức kiểm tra
- Người sử dụng lao động phải tổ
chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của mình ít nhất một
(01) lần trong năm nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải
pháp cải tiến việc tuân thủ.
- Thời gian tự kiểm tra cụ thể do
người sử dụng lao động quyết định.
- Thời kỳ tự kiểm tra: từ ngày đầu
tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra.
2. Nội dung tự kiểm tra
- Việc thực hiện báo cáo định kỳ;
- Việc tuyển dụng và đào tạo lao
động;
- Việc giao kết và thực hiện hợp
đồng lao động;
- Việc đối thoại, thương lượng và
ký kết thỏa ước lao động tập thể;
- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi;
- Việc trả lương cho người lao động;
- Việc tổ chức, thực hiện công
tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Việc thực hiện các quy định đối
với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động
là người khuyết tật, lao động là người nước ngoài;
- Việc xây dựng và đăng ký nội
quy lao động; xử lý kỷ luật lao động, bồi thường trách nhiệm vật chất;
- Việc tham gia và trích đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng tháng cho người
lao động thuộc đối tượng phải tham gia;
- Việc giải quyết tranh chấp và
khiếu nại về lao động;
- Nội dung khác mà người sử dụng
lao động thấy cần thiết.
Nội dung tự kiểm
tra cụ thể được thiết kế thành phiếu tự kiểm tra theo từng lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh đăng trên trang thông tin điện tử. Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh chính, người sử dụng lao động lựa chọn một (01) hoặc nhiều phiếu tự
kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra.
Doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động
3. Trình tự tiến hành kiểm tra
Doanh nghiệp phải
lập kế hoạch tự kiểm tra, sau đó căn cứ vào thời gian và kế hoạch kiểm tra
doanh nghiệp thành lập đoàn kiểm tra đồng thời đăng ký tài khoản trên cổng
thông tin điện tử (tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn) để lấy phiếu tự kiểm tra
làm nội dung tự kiểm tra.
Thành phần đoàn
tự kiểm tra gồm: đại diện người sử dụng lao động làm trưởng đoàn; thành viên
đoàn là cán bộ lao động, tiền lương, cán bộ an toàn, vệ sinh lao động; đại diện
người lao động và thành phần khác có liên quan do người sử dụng lao động tự quyết
định.
Đoàn tự kiểm tra
tiến hành đối chiếu với các quy định pháp luật lao động hiện hành tương ứng
theo từng nội dung tự kiểm tra để phân tích, so sánh và kết luận doanh nghiệp
có tuân thủ pháp luật lao động hay không và đưa ra biện pháp khắc phục nội dung
không tuân thủ (nếu có). Mẫu kết luận tự kiểm tra được đăng trên trang thông
tin điện tử, được cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi của pháp luật lao động.
Đối với những nội
dung cần phải đến hiện trường sản xuất, kinh doanh, nơi làm việc của người lao
động thì đoàn tự kiểm tra đến để xem xét, kiểm tra, cần thiết có giải pháp khắc
phục ngay những vi phạm (nếu có).
Hồ sơ tự kiểm
tra gồm:
- Phiếu tự kiểm
tra
- Kết luận tự kiểm
tra
- Văn bản thành
lập đoàn tự kiểm tra của doanh nghiệp
- Các tài liệu,
hồ sơ phát sinh trong quá trình tự kiểm tra phải được lưu giữ trong hồ sơ quản
lý doanh nghiệp để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải
pháp nhằm nâng cao tuân thủ pháp luật lao động tại doanh nghiệp.
4. Báo cáo kết quả tự kiểm tra
Người sử dụng
lao động phối hợp với đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện báo cáo kết
quả tự kiểm tra trực tuyến khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Thanh tra
nhà nước về lao động.
Cơ sở sử dụng
lao động, bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương,
đơn vị đến thi công tại địa phương phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động
trực tuyến với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và với Thanh tra Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội nơi chi nhánh văn phòng đại diện, đơn vị thi công đang
hoạt động.
Trúc Quỳnh
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động nước ngoài thế nào? Ngày 15/10 vừa qua, chính phủ ban hành Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã... |
Người đang chấp hành hình phạt tù có được góp vốn thành lập doanh nghiệp không? Theo khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp quy định người đang chấp hành hình phạt tù thì không được... |
Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành Xin chào luật sư, tôi hiện đang là lễ tân tại một khách sạn ở Hà Nội. Tôi muốn kiếm thêm thu nhập,... |
Điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ du học Trung tâm tư vấn du học ngày một lớn mạnh với nhiều dịch vụ tư vấn đa dạng. Bên cạnh những cá nhân... |
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|