Hiện nay tình trạng người lao động làm việc ở nước khác hay bỏ trốn ra ngoài làm việc, tự ý phá vỡ hợp đồng làm thiệt hại cho chủ sử dụng lao động cũng như ảnh hưởng đến uy tín của công ty xuất khẩu lao động xảy ra ngày càng nhiều. Để hạn chế tình trạng này thì tiền đặt cọc chống trốn chính là một trong những giải pháp được các doanh nghiệp đưa người lao động ra ngoài làm việc áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người lao động không hiểu rõ bản chất thực sự của khoản tiền này là gì? Cũng không biết có lấy lại được hay không? Đã có nhiều trường hợp kẻ xấu lợi dụng việc không nắm rõ luật về khoản này để lừa gạt, chiếm đoạt khoản tiền này của người lao động
Theo quy định tại Điều 23 Luật người lao động
Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài 2006 về tiền ký quỹ của người lao động thì:
“1.
Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định
tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2.
Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ
vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền
ký quỹ của người lao động.
3. Tiền
ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi
thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường
hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù
đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi
sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao
động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.
4. Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao động mà doanh
nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; quy
định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động
phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận
với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao
động”.
Pháp luật nước ta không quy định cụ thể khoản
tiền đặt cọc này là bao nhiêu mà nó phụ thuộc vào từng công việc, đơn hàng, quy
định của từng công ty xuất khẩu lao động, tuy nhiên tất cả sẽ được ghi rõ trong
hợp đồng khi hai bên đã thỏa thuận với nhau trong đó phải đảm bảo quyền lợi cho
cả hai bên.
Thực chất thì tiền đặt cọc chống trốn là khoản
tiền mà người lao động sẽ phải đóng cho công ty xuất khẩu lao động, nhằm đảm
bảo thực hiện đúng về thời gian thực thi hợp đồng, tránh tình trạng người lao
động phá bỏ hợp đồng và ra ngoài làm thêm bất hợp pháp. Theo quy định của pháp
luật thì sau thanh lý hợp đồng và trở về nước, người lao động sẽ được nhận lại
số tiền đặt cọc này kèm theo số lãi trong thời gian làm việc. Mặt khác, trường
hợp mà người lao động vi phạm hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ lấy khoản tiền đó bù
đắp thiệt hại mà họ gây ra cho doanh nghiệp, nếu thiếu thì người lao động phải
nộp bổ sung còn nếu thừa thì doanh nghiệp trả lại cho người lao động. Như vậy,
trong thời gian làm việc, người lao động chấp hành đúng thời hạn, nghĩa vụ và
về nước đúng thời hạn thì người lao dộng sẽ nhận lại khoản tiền cọc chống trốn
đó.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006248 (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên đã có rất nhiều doanh nghiệp lợi
dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động mà tìm mọi cách chiếm đoạt số tiền
đặt cọc này để không phải trả cho người lao động. Theo quy định của pháp luật
thì để thực hiện ký quỹ, các công ty phải tuân thủ đúng quy định tại Thông tư
liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN quy định việc quản lý và sử dụng tiền
ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng:
“a)
Tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài và chỉ được thực hiện sau khi người lao động ký
hợp đồng này với doanh nghiệp và được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc
hoặc cấp visa;
b) Thời
hạn ký quỹ của người lao động tương ứng với thời hạn hợp đồng đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động;
c)
Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ
vào tài khoản tiền ký quỹ được doanh nghiệp mở tại ngân hàng. Trường hợp người
lao động nộp tiền ký quỹ thông qua doanh nghiệp, doanh nghiệp phải cấp biên lai
thu tiền cho người lao động và chậm nhất là 15 ngày kể từ khi nhận tiền ký quỹ
của người lao động, doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số thu tiền ký quỹ vào tài
khoản mở tại ngân hàng;
d) Ngân
hàng hạch toán tiền ký quỹ của người lao động vào tài khoản “Tiền ký quỹ bằng
đồng Việt Nam” theo tài khoản cấp III “Bảo đảm các thanh toán khác” và hạch
toán chi tiết theo từng khách hàng là doanh nghiệp. Doanh nghiệp dịch vụ có
trách nhiệm hạch toán, theo dõi và quản lý tiền ký quỹ của từng người lao
động”.
Theo đó, trong hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ
phải ghi rõ số tiền đặt cọc đó, trong quá trình đưa người lao động ra nước
ngoài làm việc cần thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng cũng như quy định của
pháp luật. Doanh nghiệp cũng có trách nhiệm phải:
“a) Báo
cáo tình hình tiền ký quỹ của người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền;
b)
Không được sử dụng sai mục đích tiền ký quỹ theo quy định của Thông tư này và
pháp luật có liên quan”.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng có thể
bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 33 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
“3.
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a)
Không hoàn trả các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp dịch
vụ do không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Thu,
quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy định;
c)
Không nộp bổ sung đủ, đúng hạn số tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ
theo quy định.”
Riêng với trường hợp người lao động sang Nhật
Bản làm việc, mới đây, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ Lao động – Y tế – Phúc
lợi Nhật Bản vừa ký Ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh. Theo đó, thực tập
sinh sang Nhật Bản làm việc trong thời gian tới sẽ không phải nộp tiền đặt cọc.
Cụ thể, từ ngày 01-11-2017, doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa thực tập sinh
sang Nhật Bản sẽ không được phép thu giữ tiền đặt cọc của thực tập sinh. Đồng
thời, phải công khai các khoản thu phí để tránh tình trạng thực tập sinh bị thu
các khoản phí cao và trái với quy định của Việt Nam. Ngoài ra, một số giấy tờ
thủ tục hành chính của Nhật Bản đối với người lao động sẽ được giảm bớt nhằm
khắc phục những khó khăn vật chất cho những người lao động. Tuy nhiên, cần phải
có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan hai nước nhằm đảm bảo đúng mục đích, ý
nghĩa của Bản ghi nhớ hợp tác , đảm bảo người lao động sang bên đó làm việc hợp
pháp.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, người
lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin doanh nghiệp, cần có sự tư vấn trước khi ký
hợp đồng xuất khẩu lao động cũng như thực hiện đứng nghĩa vụ, thời hạn ghi
trong hợp đồng lao động tránh thiệt hại xảy ra.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG
NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn,
Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc
tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp
luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà
Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Quỳnh Anh.
Người lao động nên chọn hình thức hợp đồng lao động nào là hợp lý nhất? Trên thực tế, có nhiều hình thức Hợp đồng lao động. Tương ứng với mỗi hình thức có những ưu và nhược... |
Điểm mới về tiền lương trả cho NLĐ vào ngày nghỉ hằng năm, Lễ, Tết Ngày 24/10 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của... |
Rút ngắn thời gian xử lý kỷ luật lao động Rút ngắn thời gian xử lý kỷ luật lao động là một trong những nội dung quan trọng của Nghị Định... |
Thuê trẻ em làm việc cần phải đáp ứng điều kiện gì? Câu hỏi: Tôi hiện là một chủ shop quần áo thời trang, hiện tại tôi đang có nhu cầu thuê nhân viên để... |