Hiện nay, việc lợi dụng lòng tin của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra quá phổ biến. Biết được thực trạng như vậy, nhưng nhiều người vẫn cả tin, bị lừa lúc nào cũng không biết. Đặc biệt là việc mạo danh các cán bộ, quan chức cấp cao trong cơ quan nhà nước để giúp người khác xin việc. Mới đây, tại Hà Nội, một người phụ nữ 44 tuổi đã giả danh cán bộ Bộ Giáo dục, lừa đảo số tiền lên tới gần 29 tỷ đồng.
Ngày 5-11, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố Ngọ Thị
Hoa (44 tuổi, quê quán Thanh Hoá, trú tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cáo trạng xác định, từ năm 2012 đến năm 2016, Ngọ Thị Hoa tự
giới thiệu là Kiểm định viên, Phó phòng Hành chính tổng hợp – Trung tâm đảm bảo
chất lượng, Bộ Giáo dục Đào tạo (trụ sở đặt tại Đại học Quốc gia Hà Nội), kiêm
Chủ nhiệm lớp Đào tạo Kiểm định viên Bộ Quốc phòng nên có khả năng xin học, xin
việc vào các ngành Công an, Quân đội.
Tin lời Hoa, có 11 “đầu mối” đã nộp gần 29 tỷ đồng để nhờ xin
việc cho 167 trường hợp, sau đó bị Hoa chiếm đoạt.
Trong số này, có chị chị Trần (trú tại TP Nha Trang, tỉnh
Khánh Hoà). Từ tháng 9 đến tháng 10-2014, chị Trần đã “gom” hơn 7,7 tỷ đồng của
4 người để chuyển cho Hoa nhờ xin việc cho 34 trường hợp. Đến khi sự việc vỡ lở,
Hoa trả lại cho chị Trần được 6,2 tỷ đồng.
Mắc bẫy lừa nặng nhất là trường hợp chị Nguyễn (trú tại Biên
Hoà, Đồng Nai). Từ tháng 10-2014 đến tháng 12-2015, chị Nguyễn đã đứng ra nhận
hơn 12 tỷ đồng của 30 người có nhu cầu xin cho 59 trường hợp học, xin việc rồi
chuyển 9,8 tỷ đồng cho Hoa.
Sau khi nhận tiền, Hoa không xin việc, xin học cho bất kỳ trường
hợp nào. Bị chị Nguyễn làm đơn tố giác, đến nay Hoa mới trả lại 1,6 tỷ đồng…
Quá trình điều tra, Hoa khai sau khi nhận tiền của các trường
hợp nêu trên đã chuyển cho một số cá nhân để nhờ “chạy việc”. Tuy nhiên, cơ
quan tố tụng xác định các cá nhân này không liên quan đến hành vi phạm tội của
Hoa.

Giả danh cán bộ Bộ Giáo dục, lừa đảo gần 29 tỷ đồng (nguồn: Internet)
Vụ án được Viện KSND Tối cao phân công Viện KSND TP Hà Nội thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật trước
TAND TP Hà Nội.
Hành vi của đối tượng Hoa bị truy cứu về Tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản theo quy định tại Khoản 4 Điều 174 Bộ
luật Hình sự năm 2015:
“4- Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân:
(a) Chiếm đoạt tài sản trị giá
500.000.000 đồng trở lên;
(b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
(c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến
tranh, tình trạng khẩn cấp”.
Cấu thành tội phạm:
- Chủ thể thực hiện tội phạm:
Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình
sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải
là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
mà chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
- Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự
như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây
cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này này được thể hiện trong cấu thành tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng,
sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt
được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát,
gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi của tôi phạm: Do đặc điểm riêng của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm
đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối cũng được thể
hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài
sản, không có thủ đoạn thuộc về tư tưởng, suy nghĩ của người phạm tội lại không
được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi.
Hành vi của đối tượng này hoàn toàn phù hợp với cấu thành tội
phạm của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với hành vi này, đối tượng Hoa có thể
sẽ phải chịu khung hình phạt tù từ từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng
Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc
E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Quỳnh Anh.
Giăng bẫy lãi 6-12%/tháng, hotgirl 8x lừa gần 400 tỷ đồng. Hiện nay, việc lợi dụng lòng tin của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra quá phổ biến. Biết... |
Những "thiên đường sung sướng" hoạt động công khai ở Nghệ An Nghệ An hiện nay có rất nhiều tụ điểm hoạt động mại dâm ngang nhiên, công khai. Ngành dịch vụ này đã... |
Tại sao tài xế lái xe container đâm Innova đi lùi trên cao tốc lĩnh án 6 năm tù Ý thức chấp hành các quy định về tham gia giao thông đường bộ của người tham gia giao thông kém dẫn... |
Án phạt cho thầy giáo xâm hại 3 học sinh Chỉ hơn 01 năm, thầy giáo tiểu học ở tỉnh Quảng Nam đã gọi ba học sinh vào phòng làm việc để hiếp... |