Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Vậy, theo luật định thì tổ chức tôn giáo ra đời với mục đích thực hiện các hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên chắc hẳn không ít người thắc mắc liệu tổ chức tôn giáo có thể thực hiện hoạt động khác như kinh doanh để thu lợi nhuận hay không? Luật Hồng Thái sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này.
1. Điều kiện công nhận tổ chức tôn
giáo
Theo Điều 21 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016: tổ chức đã được cấp chứng nhận
đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ
các điều kiện sau đây:
"1. Hoạt động ổn định, liên tục
từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
2. Có hiến chương theo quy định tại
Điều 23 của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo
3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ
chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực
tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội
theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự
4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến
chương
5. Có tài sản độc lập với cá nhân,
tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
6. Nhân danh tổ chức tham gia quan
hệ pháp luật một cách độc lập."
Tiếp theo ta cần xác định tổ chức tôn giáo có phải pháp nhân hay không? Từ
quy định tại Điều 21 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo trên; rõ ràng tổ chức tôn giáo
đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo khoản 1
Điều 74 BLDS 2015: được thành lập theo quy định của luật; có cơ cấu tổ chức
theo Điều 83 BLDS 2015; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật
một cách độc lập. Hơn nữa, Điều 30 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 đã quy định
về tổ chức tôn giáo được công nhận là pháp nhân phi thương mại.
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006248 (nguồn: Internet)
2. Tổ chức tôn giáo có được kinh
doanh thu lợi nhuận không?
Như trên đã phân tích, tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại. Từ
khoản 1 Điều 76 BLDS 2015 quy định về pháp nhân phi thương mại ta có thể khẳng
định: tổ chức tôn giáo không chỉ được kinh doanh mà còn thoải mái tiến
hành các hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận (ví dụ như mở trường, lớp đào tạo;
kinh doanh những đồ vật mang giá trị tôn giáo đại chúng…) miễn là không chạm trần
điều cấm của pháp luật thì tổ chức tôn giáo có thể tự do kinh doanh). Chỉ có điều
nếu có lợi nhuận phát sinh thì tổ chức tôn giáo không được đem lợi nhuận chia
cho các thành viên mà bắt buộc phải sử dụng khoản lợi nhuận đó để duy trì hoạt
động của tổ chức. Ví dụ như đầu tư vào những tài sản chung thuộc sở hữu của cộng
đồng tôn giáo ( phòng lễ, nhà thờ, v.v.).
Có thể thấy đây là một quy định rất tiến bộ của BLDS 2015 và Luật Tín ngưỡng,
Tôn giáo 2016. Lần đầu tiên tại Việt Nam, tổ chức tôn giáo được công nhận tư
cách pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công nhận. Điều này đã chấm dứt sự tranh cãi bao lâu nay về vấn đề tư cách pháp
nhân và hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của tổ chức tôn giáo.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với
các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc
E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng,
Thanh Xuân).
Quỳnh Anh.
Sử dụng máy photocopy màu cũng phải đăng ký Nhằm mở rộng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, Nghị định 25/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày... |
Điều kiện mở cơ sở dịch vụ kính thuốc Hiện nay, các bệnh về mắt đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam. Các bệnh về mắt thường gặp như... |
Điểm mới của Luật cạnh tranh 2018 có tác động như thế nào đối với doanh nghiệp Luật cạnh tranh 2004 lần đầu tiên được ban hành đã đánh dấu mốc quan trọng, tạo lập hành lang pháp... |
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|