Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền. Để Quý khách hàng hiểu rõ hơn về trường hợp này, Công ty Luật TNHH Hồng Thái và Đồng Nghiệp xin cung cấp đến Quý khách hàng một vài thông tin như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Văn bản hợp nhất
19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ
- Nghị định
88/2010/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu
trí tuệ và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ về quyền đối
với giống cây trồng
- Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối
với giống cây trồng
Thứ nhất, các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối
với giống cây trồng (Điều 195 VBHN Luật sở hữu trí tuệ 2013)
Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng giống cây trồng
được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được
chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc
quyền sử dụng giống cây trồng):
-
Việc
sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu
quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng
các nhu cầu cấp thiết của xã hội bao gồm: khắc phục các trường hợp khẩn cấp như
thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng.
-
Người
có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với
người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống
cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá
và các điều kiện thương mại thỏa đáng;
-
Người
nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh
tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Thứ hai, điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với
giống cây trồng (Điều 195 VBHN Luật sở hữu trí tuệ 2013)
Quyền sử dụng
giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:
-
Quyền
sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;
-
Quyền
sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng
mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường
hợp Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn
chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
-
Người
được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người
khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không
được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;
-
Người
được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thoả đáng cho người nắm độc quyền sử
dụng giống cây trồng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng
trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.
Thứ ba, nguyên tắc xác định giá đền bù đối với việc bắt buộc
chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng (Điều 30 Nghị định 88/2010/NĐ-CP)
Nguyên tắc xác định giá đền bù đối với việc chuyển giao bắt
buộc quyền sử dụng giống cây trồng dựa trên quy định như sau:
-
Bên
chuyển giao và bên nhận chuyển giao tự thỏa thuận;
-
Trường
hợp các bên không thỏa thuận được, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trưng
cầu tổ chức định giá đền bù hoặc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
thành lập Hội đồng thẩm định giá đền bù cụ thể cho các trường hợp xác định giá
đền bù sau:
+ Giá trị của hợp đồng chuyển giao cùng giống đó cho một đối
tượng khác tại thời điểm gần nhất, tương ứng với thời gian và số lượng giống bị
bắt buộc chuyển giao quyền;
+ Giá trị lợi nhuận của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng thu
được từ việc sử dụng giống cây trồng đó tương ứng với khối lượng và thời gian
giống phải chuyển giao
+ Trường hợp không có căn cứ xác định nêu trên, giá đền bù được
xem xét dựa trên chi phí thực tế tạo ra giống cây trồng đó.
Thứ tư, hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được
bảo hộ theo quyết định bắt buộc gồm:
-
02
bản Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng làm theo
mẫu, trong đó phải nêu rõ phạm vi và thời hạn nhận chuyển giao bắt buộc;
-
Giấy
chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
-
Báo
cáo năng lực tài chính để thực hiện việc đền bù cho bên chuyển giao theo quy định.
-
Tài
liệu chứng minh yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống
cây trồng là có căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp
quy định tại b, c khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
-
Giấy
ủy quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện;
-
Chứng
từ nộp lệ phí.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu trí tuệ? đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ? là một trong những vấn đề luôn được người dân... |
Ưu và nhược điểm của các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Pháp luật về Sở hữu trí tuệ cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và để... |
Phải làm gì khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng được bảo hộ của mình,để bảo... |