Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng được bảo hộ của mình,để bảo vệ tối đa lợi ích, quyền lợi của mình, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể thực hiện quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bằng các biện pháp như xử lý hành chính, biện pháp dân sự, hình sự.
Câu
hỏi: Tôi phát hiện có cá nhân sử dụng
nhãn hiệu của công ty chúng tôi đã được cấp văn bằng bảo hộ vào năm 2017 vào mục
đích kinh doanh trên thị trường. Vậy bây giờ tôi cần làm gì để bảo vệ quyền lợi
của mình?
Trả
lời:
Theo
như thông tin bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Phát và Đồng Nghiệp
tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Văn bản hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ 2013
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP
- Thông tư 07/2017/VBHN-BKHCN
Căn
cứ Điều 129 Văn bản hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ 2013, khi phát hiện hành vi
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sau, chủ sở hữu nhãn hiệu được thực hiện các
biện pháp bảo vệ quyền lợi của mình:
“- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ
cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm
theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ
cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh
mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về
nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ
cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc
danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn
về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu
hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch
nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng
hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch
vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng
có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối
quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Để
bảo về quyền lợi của mình một cách hiệu quả nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu nên thực
hiện theo quy trình sau đây:
Thứ nhất: Xác minh tính hợp pháp của quyền
đối với nhãn hiệu và thu chấp chứng cứ, chứng minh
Luật
Sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ cho các nhãn hiệu thuộc đối tượng đã đăng ký bảo
hộ và còn hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Hãy chắc chắn răng, nhãn hiệu
của bạn đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Thu
thập thông tin, chứng cứ là khâu rất quan trọng, bởi lẽ đây là căn cứ để chứng
minh bên vi phạm đang có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chứng cứ vi phạm
có thể là hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh trên thị trường, thông tin chủ
thể vi phạm, thiệt hại (nếu có),… Đồng thời, chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu
cần theo dõi xem chủ thể vi phạm có hành vi đăng ký bảo hộ hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đăng xem xét cấp đăng ký cho đối tượng sở hữu trí tuệ tương tự
gây nhầm lẫn thì có các biện pháp kịp thời để ngăn chặn, khiếu nại, hoặc yêu cầu
từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Thứ hai, giám định hành vi vi phạm
Giám định hành vi vi phạm tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ
là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng
trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ khách quan nhất để
các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Thứ ba, gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm
Trong
trường hợp kết luận giám định cho thấy rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
thì chr sở hữu có quyền tự bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ của
mình bằng cách liên hệ trực tiếp trao đổi, gửi thư cảnh báo với nội dung yêu cầu
chấm dứt ngay hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm
vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; nêu rõ hệ quả của
việc không chấm dứt hành vi xâm phạm.
Đây
có thể coi là biện pháp tự bảo vệ quyền
đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu quyền, mang tính chất thỏa thuận, giáo dục và
bảo mật được thông tin trong quá trình giải quyết. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo
vệ không mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc nên không mang lại hiệu quả cao.
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 (Nguồn: Internet)
Thứ tư, thực hiện các biện pháp xử lý
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Để
bảo vệ quyền lợi của mình, chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm. Tùy theo mức độ vi phạm của
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu có
quyết định xử lý khác nhau. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định cụ thể
các biện pháp xử lý như sau:
- Biện pháp hành chính (Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ
2013): Cách thức bảo về quyền đối với nhãn hiệu
của biện pháp hành chính bao gồm hình thức
xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. Thủ tục giải quyết bằng
biện pháp hành chính khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian, chi phí, quá
trình giải quyết nhanh nhưng chủ thể bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại,
không bảo mật được thông tin và chỉ có tác dụng giáo dục, răn đe quy mô nhỏ.
- Biện pháp dân sự (Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ
2013): Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự. Đây là biện pháp xử lý triệt để hành vi xâm phạm,
khắc phục được những thiệt hại về vật chất và tinh thần, đặc biệt là đòi được bồi
thường thiệt hại. Tuy nhiên, để giải quyết bằng biện pháp này, chủ thể bị xâm
phạm phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh sự xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của
chủ thể xâm phạm. Trong một số trường hợp thì việc chứng minh này là không hề
đơn giản.
- Biện pháp hình sự
(Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2013): Đây là biện pháp xử lý một cách triệt
để nhất hành vi xâm phạm của chủ thể xâm phạm mang tác dụng giáo dục, răn đe mạnh
mẽ. Tuy nhiên, thủ tục, quá trình xử lý rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời gian
và chi phí, không bảo mật được thông tin, mang tác dụng không tốt đối với hình ảnh
nhãn hiệu.
Nhận
thấy các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có những ưu và
nhược điểm riêng biệt. Chính vì vậy, Quý khách hàng cần xác định rõ mức độ vi
phạm của hành vi xâm phạm quyền để lựa chọn biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Phạm Thị Vân