Mới đây nhất chiều 16-5, anh Nguyễn Ngọc Hiền - một nhân viên
vệ sinh đang làm việc tại chung cư Đất Phương Nam đã được tuyên dương vì hành
động trả lại tài sản số tiền 7.400 USD cho một người khách nước ngoài đang thuê
nhà tại chung cư này.
Trước đó, ngày 6-4 chị Lê Thị Hậu – một người bán vé số dạo
tại Đồng Nai cũng đã đến công an trình báo để trả lại tài sản cho một người đàn
ông bị mất ví bên trong có số tiền hơn 5 triệu đồng, một miếng vàng, ngoại tệ
và một số giấy tờ tùy thân. Hành động này của chị Hậu cũng được tuyên dương.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người nhặt được tài sản
không trả lại. Chẳng hạn ngày 15-5, chị TM đã đến trình báo tại công an phường
Cát Lái, quận 2, TP.HCM về việc mình bị mất một chiếc điện thoại thông minh có
giá trị trong trụ sở toà án cấp cao tại TP.HCM. Chị M. cho biết trong lúc tham
dự phiên toà đã sơ ý để quên điện thoại, chị đã quay lại để tìm nhưng không
thấy.
Lúc sau, chị nhớ ra và dùng điện thoại khác gọi vào số điện
thoại của mình nhưng lúc này tín hiệu điện thoại đã không liên lạc được. Hiện
tại, công an đã tiếp nhận trình báo và sẽ tiến hành xác minh…
Có thể xử lý hình sự nếu giá trị tài sản lớn
Điều 230 BLDS 2015 quy định việc phát hiện tài sản của người
khác bị bỏ quên hoặc đánh rơi thì người phát hiện phải thông báo để trả lại tài
sản. Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi thì phải thông báo cho chính quyền
địa phương hoặc công an nơi gần nhất.
Nếu người nhặt được không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp
pháp thì tùy theo giá trị tài sản người nhặt được có thể bị xử
phạt hành chính hoặc sẽ bị xử
lý hình sự. Đối với tài sản có giá trị được giám định có giá trị dưới 10
triệu đồng nếu chiếm giữ bất hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 đến 5 triệu
đồng theo quy định tại khoản 2, điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
Về xử lý hình sự, căn cứ pháp lý là điều 176 (tội chiếm giữ
trái phép tài sản) BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Nếu tài sản bị chiếm giữ
bất hợp pháp, giám định tài sản có trị giá trên 10 triệu đồng và dưới 200 triệu
đồng, người chiếm giữ có thể bị xử lý hình sự nếu có cơ sở biết rõ họ cố ý
không trả lại tài sản nhặt được và mức hình phạt cao nhất lên đến hai năm tù.
Trường hợp người nhặt được tài sản chưa xác minh hoặc chưa có điều kiện giao
nộp cho cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không vi phạm.
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Điều 176 BLHS 2015 tội chiếm giữ trái phép tài sản
"1. Người nào cố tình không trả lại
cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách
nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ
vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được,
bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách
nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá
200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm.”
Các dấu hiệu của tội phạm:
1. Chủ thể của tội phạm
Đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản, chủ thể của
tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người
phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm này, vì tội phạm này có 2 khoản nhưng không có trường hợp nào quy định
là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
2. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản cũng
tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội chiếm giữ trái
phép tài sản, không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ
sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội có tính chất chiếm đoạt như cướp
tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản. Đặc điểm
này được thể hiện trong cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản không quy
định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Vì
vậy, nếu sau khi đã chiếm giữ được tài sản, người phạm tội bị đòi lại tài sản
mà có hành vi dùng vũ lực, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội
còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
3. Mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Trước hết người phạm tội có được tài sản là do bị giao
nhầm, do mình tìm được hoặc bắt được (nhặt được).
Trong trường hợp bị giao nhầm, cần xác định người phạm
tội hoàn toàn không có thủ đoạn nào để bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài
sản cho mình. Nếu người phạm tội có thủ đoạn gian dối để bên giao tài sản nhầm
giao tài sản cho mình thì không phải là bị giao nhầm mà là lừa đảo chiếm đoạt
tài sản.
Trường hợp tìm được tài sản, trong một số trường hợp
cần xác định tài sản mà người phạm tội tìm được là việc tìm kiếm trái phép, nếu
việc tìm kiếm đó được phép hoặc Nhà nước không cấm thì tài sản tìm được thuộc
quyền sở hữu của người tìm được. Ví dụ đào được vàng trong bãi đào vàng Nhà
nước không quản lý hoặc người đào vàng đã được cấp giấy phép.
Bắt được (nhặt được) tài sản là trường hợp nhặt được
của rơi, theo quan điểm truyền thống đạo đức thì nhặt được của rơi nên trả lại
cho người bị mất là người thật thà, được xã hội coi đó là hành vi đẹp. Tuy
nhiên bên cạnh đó lại có nhiều người theo quan điểm “ cá vào ao ai người đó
được” nên mỗi khi nhặt được của rơi thường buộc người bị mất phải “chuộc” và
những người bị mất tài sản coi việc chuộc lại tài sản là phải đạo vì dù sao thì
tài sản cũng đã bị mất rồi. BLHS quy định hành vi bắt được tài sản phải trả lại
cho chủ sở hữu, nếu cố tình không trả là hành vi phạm tội, cũng là để giáo dục
mọi người phát huy truyền thống đạo đức không tham lam nếu tài sản đó không do
sức lao động của mình làm ra. Tuy nhiên pháp luật cũng chỉ quy định bắt được
tài sản có giá trị nhất định (từ 10 triệu đồng trở lên) mà cố tình không trả
lại cho chủ sở hữu thì mới là hành vi phạm tội.
Không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản
lý hợp pháp là hành vi cố tình giữ tài sản do bị giao nhầm, do tìm được hoặc bắt
được khi đã có yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Có thể người
phạm tội thừa nhận tìm được bắt được nhưng cho rằng tài sản đó thuộc sở hữu của
mình, nhưng cũng có thể không thừa nhận là mình đã được giao nhầm, đã tìm được
hoặc bắt được, nhất là trường hợp được giao nhầm.
Yêu cầu nhận lại tài sản bị giao nhầm, do người phạm
tội tìm được hoặc bắt được là yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp
pháp tài sản. Nếu chưa có yêu cầu nhận lại tài sản hoặc yêu cầu đó không phải
của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản thì chưa cấu thành tội phạm
này.
b. Hậu quả
Hậu quả của tội phạm này là tài sản bị giao nhầm, bị
mất, bị rơi không thu hồi được. Tuy nhiên nếu là tài sản bình thường không phải
cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì phải có giá trị từ 10 triệu đồng
trở lên thì mới cấu thành tội phạm này.
Nếu tài sản là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa
thì không cần phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên vẫn bị coi là tội phạm.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội
chiếm giữ trái phép tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người
phạm tội là mong muốn giữ bằng được tài sản do bị giao nhầm, tìm được hoặc bắt
được. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích
này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Tại sao người phạm tội lại làm giả bệnh án tâm thần, và việc này sẽ bị xử lý như thế nào? Hiện nay có rất nhiều người phạm tội làm giả bệnh án tâm thần nhằm mục đích giảm nhẹ hình phạt. |
Vụ gian lận thi cử: Nếu phụ huynh đưa hối lộ, có bị khởi tố? Liên quan đến vụ gian lận thi cử ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, hiện nay, các địa phương đã bắt đầu... |
Xử lý ra sao vụ 10 người phơi nhiễm HIV do bị kẻ lạ dùng hung khí đâm? Đang di chuyển, nhiều người dân Thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ bị đối tượng lạ mặt dùng vật sắc nhọn... |